Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM




Chỉ còn ít ngày nữa năm 2012, một năm đầy khó khăn, thử thách sẽ đi qua, năm 2013 với những tín hiệu “lành ít, dữ nhiều” sẽ đến. Để giúp nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp lấy lại niềm tin, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều, phải chắt chiu và sử dụng hiệu quả từng đồng vốn, mọi nguồn lực có được, phải chung sức, đồng lòng vượt qua gian khó…Tất cả những điều đó đều liên quan đến quản trị Logistics và chuỗi cung ứng. Vậy Logistics và dịch vụ Logistics là gì? Thực trạng Logistics ở VN hiện ra sao? Làm cách nào biến Logistics thành “chiếc đũa thần”  có thể giúp chúng ta vượt qua thử thách? Và những giải pháp để phát triển Logistics VN trong thời gian tới, là những nội dung người viết muốn sẽ chia sẻ cùng bạn đọc trước thềm năm mới.

1. Logistics là gì? Dịch vụ Logistics là gì?

Do tầm quan trọng đặc biệt của Logistics, nên có nhiều trường phái, nhiều tác giả nghiên cứu Logistics và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics. Theo chúng tôi “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí hợp lý, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu, có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, nói chung, và từng doanh nghiệp, nói riêng. Logistics có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ sản xuất, kinh doanh cho đến y tế, giáo dục, ở đâu cần có tối ưu hóa, ở đó có Logistics, chứ không đơn giản chỉ là kho và vận. Nhưng lĩnh vực Logistics hoạt động tập trung nhất, dễ thấy nhất, chính là giao nhận vận tải, kho bãi.

Điểm lại lịch sử phát triển Logistics từ những năm 60 của thế kỷ 20 trở lại đây, ta thấy Logistics đã phát triển dưới các hình thức 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL, trong đó:

- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) - người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động Logistics. 1 PL làm phình to bộ máy của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, cũng như kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động Logistics, thì hình thức này thường làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) – người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động Logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) Để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động Logistics. Loại hình này bao gồm: Các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán.. .

- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) – là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như: Thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định.. . Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng.

- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) – là người tích hợp (integrator) – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển vật tư, hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) – là người thiết kế và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 4PL,3PL cũng như cung cấp hệ thống thông tin tích hợp để đảm bảo dòng thông tin liên tục và tăng khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ Logistics điện tử. 5PL hoạt động trên nền tảng hoàn thiện dòng chu chuyển của nguyên vật liệu trên toàn chuỗi cung ứng, với mục đích ứng dụng và phát triển các chuỗi cung ứng linh hoạt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tất cả các thành viên trong chuỗi.


ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO CHUYÊN NGÀNH HAY: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM


=============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét