Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

xử lý nền đất yếu bằng bơm hút chân không

 Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

 _______________________________________


Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu, theo đó, áp suất chân không được áp dụng lên một diện tích nền được bao bởi các tấm (màng) Vật liệu kín khí (airtight membrane), để bơm thoát nước lỗ rỗng chứa trong nền. Cụ nào ở đây đã từng cửu vạn tạo mẫu thí nghiệm 3 trục, hình trụ rỗng thì chắc biết là để cho mẫu đứng được, người ta phải áp dụng một áp suất chân không khoảng 0.3 kgf/cm2, rồi kiểm tra xem mẫu có kín nước không bằng cách quan sát sự xuất hiện các bọt khí trong de-aired water tank. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp nén trước bằng chân không được Kjellman giới thiệu vào đầu những năm 1950. Phương pháp này được thừa nhận là hiệu quả nhằm gia cố đất rất yếu, đặc biệt khi thiếu vật liệu gia tải.

Phương pháp nén trước bằng chân không đã được sử dụng gia cố đất tại cảng Xingang, Tianjing, Trung Quốc (480000m2). Tại Nhật Bản, phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong xây dựng công trình từ những năm 1960 đến 1980. Tuy nhiên, ứng xử thực sự của phương pháp này trong xây dựng chưa tốt vì một số nguyên nhân dưới đây.

1) Rất khó làm kín khí


2) Có giới hạn về độ sâu gia cố


3) Hiệu quả thấp đối với nền gồm các tầng cát với hệ số thấm cao nằm xen kẹp


4) Giá thành cao do sử dụng các cọc cừ ngăn cách vùng cần gia cố nhằm làm tăng độ chân không


Vì thế, phương pháp này không được welcome tại Nhật Bản vào những năm 1990. Gần đây một số cụ Nhật đã lọ mọ tìm cách cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên về vật liệu làm màng kín khí và thoát nước thẳng đứng.

Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

________________________________________

Một phương pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước mà người ta sử dụng đó là phương pháp làm cho đất nền được cố kết trước. Tức là đặt lên trên nền một giá trị tải trọng tương đương với tải trọng sẽ sử dụng sau này cho đến khi nền đất được ổn định, sau đó dỡ tải (tương đương với tải sử dụng của công trình). Đấy là nguyên lý làm cố kết trước cho nền. Đây là quá trình nén chặt làm nước thoát ra khỏi các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Để làm nhanh quá trinh này người ta tạo những biên thoát nước ngang cột cát “sand drain column” hay bấc thấm bản nhựa “vertical band drain”. Tải trọng gia tải làm tạo ra áp lực nước dư và sinh ra dòng thoát nước. Như vậy tốc độ thoát nước là phụ thuộc vào mật độ của lưới thoát nước ngang. Người ta gọi công nghệ này là cố kết trước bằng phương pháp băng thoát nước thẳng đứng có gia tải trước. Phương pháp hút chân không thay thế cho phần gia tải trong công nghệ cố kết trước, tức là vẫn phải có cột thoát nước thẳng đứng. Phương pháp này không nhanh hơn phương pháp gia tải vì tốc độ cố kết phụ thuộc vào hệ số thấm ngang của đất giữa các biên thoát nước. Theo lý thuyết nếu đạt được độ chân không tuyệt đối sẽ tương đương với khối tải tạo áp lực 1 kg/cm2. Trong trường hợp cần áp lực lớn hơn người ta áp dụng “gia tải + Chân không”.

Công ty chúng tôi đang chào giá cho việc quan trắc để đánh giá kiểm soát thi công công nghệ này ở nhà máy điện Cà mau và một trong hạng mục công việc là đo độ chân không (áp lực trong buồng hút). Thời gian dự tính kết thúc 90% cố kết là 5 tháng chứ không phải như thông tin của bạn Huy là 15 ngày. So với phương pháp gia tải trước nó có nhiều ưu điểm hơn như trong phương pháp gia tải cần lưu ý đến sức chịu tải của nền đất và ổn định của mái khối đất đắp. Đối với phương pháp gia tải pgụ thuộc vào cường độ chịu tải của nền đất mà người ta quy định chiều cao chất tải, còn với gia tải bằng chân không có thể đưa tải lên giá trị 1 kg/cm2 ngay (theo lý thuyết). Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn.

Nguyên văn bởi Toyoura

Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu, theo đó, áp suất chân không được áp dụng lên một diện tích nền được bao bởi các tấm (màng) Vật liệu kín khí (airtight membrane), để bơm thoát nước lỗ rỗng chứa trong nền. Cụ nào ở đây đã từng cửu vạn tạo mẫu thí nghiệm 3 trục, hình trụ rỗng thì chắc biết là để cho mẫu đứng được, người ta phải áp dụng một áp suất chân không khoảng 0.3 kgf/cm2, rồi kiểm tra xem mẫu có kín nước không bằng cách quan sát sự xuất hiện các bọt khí trong de-aired water tank. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp nén trước bằng chân không được Kjellman giới thiệu vào đầu những năm 1950. Phương pháp này được thừa nhận là hiệu quả nhằm gia cố đất rất yếu, đặc biệt khi thiếu vật liệu gia tải.

Phương pháp nén trước bằng chân không đã được sử dụng gia cố đất tại cảng Xingang, Tianjing, Trung Quốc (480000m2). Tại Nhật Bản, phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong xây dựng công trình từ những năm 1960 đến 1980. Tuy nhiên, ứng xử thực sự của phương pháp này trong xây dựng chưa tốt vì một số nguyên nhân dưới đây.

1) Rất khó làm kín khí


2) Có giới hạn về độ sâu gia cố


3) Hiệu quả thấp đối với nền gồm các tầng cát với hệ số thấm cao nằm xen kẹp


4) Giá thành cao do sử dụng các cọc cừ ngăn cách vùng cần gia cố nhằm làm tăng độ chân không


Vì thế, phương pháp này không được welcome tại Nhật Bản vào những năm 1990. Gần đây một số cụ Nhật đã lọ mọ tìm cách cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên về vật liệu làm màng kín khí và thoát nước thẳng đứng.

Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

________________________________________

Về việc modeling bấc thấm trong Plaxis. Theo tôi biết thì co hai cách:

-Tạo một loại đất mới có hệ số thấm k-vertical tương đương với loại đất gia cố bằng bấc thấm. Về nguyên lý thì họ dựa trên thời gian đạt 90% độ cố kết để tính hệ số k của loại đất gia cố bằng bấc thấm. Tuy nhiên cách này sẽ ko cho bạn đươc giá trị chính xác áp lực nước lỗ rỗng.

-Cách 2 là dùng phần tữ PVD trong Plaxis. Về nguyên tắc thì phần tử bấc thấm trong Plaxis được gán áp lực nước lỗ rỗng bằng ko khi trong giải bài toán ko thoắt nước. Tôi gừi kèm theo đây là một paper về dùng Plaxis cho bài toắn bấc thấm (PVD).

Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

________________________________________

Thời gian thoát nước giảm đáng kể là không chính xác (chưa muôn nói là sai). Cái này chỉ là rút ngắn thời gian ở giai đoạn gia tải vì là gia tải đẳng hướng nên vấn đề về ổn định không phải lo. Tuy nhiên hiệu quả của nó cũng chỉ đến 80% áp suất khí quyển là maximum thôi bạn ạh. Và còn một loạt những shortcomings mà một số thành viên đã đề cập bên trên.

80% áp suất khí quyển tức là vào khoảnng 80kPa tức là ở mức 4.0~5.0m gia tải thôi bạn, nên nó vẫn phải kết hợp với việc gia tải bằng đất đắp thôi bạn àh.

Ưu điểm duy nhất của nó là giả tải tức thì lên 80kPa, nên có thể rút ngăn thời gian thi công ở giai đoạn gia tải. Tuy nhiên hệ thoát nước ngang, thi công mối nối.. .. . Cũng là công tác tiêu phí thời gian mà gia tải bằng đất đắp không có. Và thời gian chờ (từ lúc tăng đến tải trọng cực đại) Cũng không kém như khi dùng đất đắp gia tải bạn nhé cũng đến 4-6 tháng lưu tải đấy.

Tốc độ cố kết phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Tải trọng gia tải


2. Hệ số thấm của nền


3. Lịch sử chịu tải của nền


Và việc áp dụng cố kết chân không (vacumn consolidation) Không thể thay đổi những thông số đầu vào này nên không thế nói là rút ngắn thời gian thoát nước được.

Nền móng của các công trình xây dựng nhà ở, đường sá, đê điều, đập chắn nước và một số công trình khác trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn và độ ổn định của cả diện tích lớn. Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều đất yếu, đặc biệt lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều thành phố và thị trấn quan trọng được hình thành và phát triển trên nền đất yếu với những điều kiện hết sức phức tạp của đất nền, dọc theo các dòng sông và bờ biển. Thực tế này đã đòi hỏi phải hình thành và phát triển các công nghệ thích hợp và tiên tiến để xử lý nền đất yếu.

Bài viết này trình bày một số đặc tính tiêu biểu của nền đất yếu, các vấn đề do nền đất đặt ra và một số công nghệ xử lý nền. Đồng thời trình bày và đề cập đến các giải pháp xử lý nền đất đã được dùng ở Việt Nam. Một số công nghệ xử lý nền mới được trình bày và thảo luận. Một số giải pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu thích hợp với điều kiện Việt Nam và hướng phát triển

Một số công nghệ xử lý nền sau đây được đề cập

+ Xử lý bằng cọc tràm và cọc tre.

+ Xủ lý bằng bệ phản áp để tăng độ ổn định và chống trượt lở công trình đường giao thông và đê điều.

+ Gia tải trước với mục đích tăng cường độ và giảm độ lún của nền.

+ Gia tải trước đất nền với thoát nước thẳng đứng: Công nghệ cho phép tăng nhanh quá trình cố kết, rút ngắn quãng đường và thời gian dịch chuyển của nước trong đất dưới tác dụng của tải trọng có thể là lớp đất đắp hoặc hút chân không.

+ Cọc đất vôi và cọc đất xi măng: Trộn vôi hoặc xi măng với đất bằng hình thức bơm phun và quấy trộn tại chỗ. Công nghệ cho phép tạo được các cọc đất vôi, đất xi măng với cường độ thấp hơn các loại cọc thông thường. Đây là giải pháp thích hợp để xử lý sâu nền đất yếu, phục vụ cho việc xây dựng đường, cảng, khu công nghiệp, sửa chữa và cải tạo đê điều, đập chắn nước.. .

+ Cọc cát xi măng: Sử dụng công nghệ thi công cọc cát để tạo lỗ, cát trộn xi măng được đầm với hệ thống máy rung và ống chống tạo lỗ.

+ Cọc đá và cọc cát đầm chặt: Công nghệ cho phép làm tăng cường độ, sức chịu tải của đất nền và giảm độ lún của công trình. Đây là giải pháp gia cố nền sâu. Thích hợp cho những công trình có diện tích xây dựng lớn, đường quốc lộ, bến cảng, đất mới san lấp và lấn biển.

+ Cố kết động: Quả tạ bê tông có trọng lượng từ 10 - 15 tấn, rơi ở độ cao 10-15m bằng cẩu, cho phép đầm chặt đất nền và bổ sung thêm cát thông qua các hố đầm. Công nghệ thích hợp để xử lý nền cho cùng đất mới san lấp.

+ Công nghệ xử lý nền bằng cọc nhỏ: Cọc có đường kính từ 100-200mm được thi công bằng công nghệ đóng, ép hoặc khoan phun. Công nghệ cho phép truyền tải trọng xuống công trình sâu hơn với chi phí vật liệu bê tông cốt thép tối ưu. Đây là giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý nền đất yếu phục vụ cho việc xây dựng nhà, đường, công trình đất và cưú chữa công trình bị hư hỏng do nền móng.

1. Mở đầu


Những thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh đều nằm trên lưu vực đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông. Đây là khu vực có tầng đất phù sa khá dày và tập trung đất sét yếu. Với mục tiêu phát triên các đô thị, rất cần thiết lựa chọn các giải pháp và công nghệ xử lý nền thích hợp cho điều kiện của Việt Nam.

Đặc tính của đất yếu cần phải được cải thiện để phục vụ các yêu cầu thực tế trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Đất yếu thường có độ ẩm cao và sức kháng cắt không thoát nước thấp. Đất thuộc dạng cố kết bình thường và có khả năng thấm nước thấp. Mực nước ngầm trong nền đất thường nằm gần bề mặt, cách từ 0,5 đến 2,5m. Một số trường hợp đất yếu có hàm lượng hữu cơ cao và có cả lớp than bùn. Đối với một vài loại đất, do lún thứ cấp chiếm từ 10-25% độ lún tổng cộng. Trong một số khu vực của các thành phố, mặt cắt địa kỹ thuật cho thấy nền đất bao gồm các lớp đất với độ chặt, độ cứng, độ thấm và chiều dày khác nhau.

Nói chung đất sét yếu là loại đất có sức chịu tải thấp và tính nén lún cao. Một vài chỉ số tiêu biểu của đất yếu được trình bày dưới đây để tham khảo:

- Độ ẩm: 30% hoặc lớn hơn cho đất cát pha

50% hoặc lớn hơn cho đất sét.

100% hoặc lớn hơn cho đất hữu cơ.

- Chỉ số N của xuyên động tiêu chuẩn 0 - 5

- Sức kháng cắt không thoát nước: 20 - 40kPa

- Nén một trục có nở hông: 50kPa hoặc nhỏ hơn.

Việc xác định công trình trên đất yếu ngoài các đặc tính của đất nền còn phụ thuộc vào các loại công trình (nhà, đường, đập, đê, đường sắt.. .) Và quy mô công trình.

2. Các vấn đề đặt ra với nền đất yếu


Móng của đường bộ, đường sắt, nhà cửa và các dạng công trình khác đặt trên nền đất yếu thường đặt ra những bài toán sau cần phải giải quyết:

+ Độ lún: Độ lún có trị số lớn, ma sát âm tác dụng lên cọc do tính nén của nền đất.

+ Độ ổn định: Sức chịu tải của móng, độ ổn định của nền đắp, ổn định mái dốc, áp lực đất lên tường chắn, sức chịu tải ngang của cọc. Bài toán trên phải được xem xét do sức chịu tải và cường độ của nền không đủ lớn.

+ Thấm: Cát xủi, thẩm thấu, phá hỏng nền do bài toán thấm và dưới tác động của áp lực nước.

+ Hoá lỏng: Đất nền bị hoá lỏng do tải trọng của tầu hoả, ô tô và động đất.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các vấn đề thực tế sau đây đang được quan tâm:

- Xây dựng công trình đường giao thông, thuỷ lợi, đê điều và công trình cơ sở trên nền đất yếu

- Xử lý và gia cường nền đê, nền đường trên nền đất yếu hiện đang khai thác và sử dụng cần có công nghệ xử lý sâu.

- Xử lý trượt lở bờ sông, bờ biển và đê điều.

- Lấn biển và xây dựng các công trình trên biển.

- Xử lý nền cho các khu công nghiệp được xây dựng ven sông, ven biển.

- Xử lý nền đất yếu để chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long.

3. Một số phương pháp xử lý nền đất yếu


3.1. Cọc tre và cọc tràm

Cọc tre và cọc tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Cọc tràm và tre có chiều dài từ 3 - 6m được đóng để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Theo kinh nghiệm, thường 25 cọc tre hoặc cọc tràm được đóng cho 1m2. Tuy vậy nên dự tính sức chịu tải và độ lún của móng cọc tre hoặc cọc tràm bằng các phương pháp tính toán theo thông lệ. Việc sử dụng cọc tràm trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý đòi hỏi phải chống lún bằng cọc tiết diện nhỏ.

3.2. Bệ phản áp

Bệ phản áp thường được dùng để tăng độ ổn định của khối đất đắp của nền đường hoặc nền đê trên nền đất yếu. Phương pháp đơn giản song có giới hạn là phát sinh độ lún phụ của bệ phản áp và diện tích chiếm đất để xây dựng bệ phản áp. Chiều cao và chiều rộng của bệ phản áp được thiết kế từ các chỉ tiêu về sức kháng cắt của đất yếu, chiều dày, chiều sâu lớp đất yếu và trọng lượng của bệ phản áp. Bệ phản áp cũng được sử dụng để bảo vệ đê điều, chống mạch sủi và cát sủi.

 3.3. Gia tải trước

Phương pháp gia tải trước thường là giải pháp công nghệ kinh tế nhất để xử lý nền đất yếu. Trong một số trường hợp phương pháp chất tải trước không dùng giếng thoát nước thẳng đứng vẫn thành công nếu điều kiện thời gian và đất nền cho phép. Tải trọng gia tải trước có thể bằng hoặc lớn hơn tải trọng công trình trong tương lai. Trong thời gian chất tải độ lún và áp lực nước được quan trắc. Lớp đất đắp để gia tải được dỡ khi độ lún kết thúc hoặc đã cơ bản xảy ra. Phương pháp gia tải trước được dùng để xử lý nền móng của Rạp xiếc Trung ương (Hà Nội, Viện nhi Thuỵ Điển (Hà Nội), Trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng) Và một loạt công trình tại phía Nam.

Gia tải trước là công nghệ đơn giản, tuy vậy cần thiết phải khảo sát đất nền một cách chi tiết. Một số lớp đất mỏng, xen kẹp khó xác định bằng các phương pháp thông thường. Nên sử dụng thiết bị xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng đồng thời khoan lấy mẫu liên tục. Trong một số trường hợp do thời gian gia tải ngắn, thiếu độ quan trắc và đánh giá đầy đủ, nên sau khi xây dựng công trình, đất nền tiếp tục bị lún và công trình bị hư hỏng.

 3.4. Gia tải trước với thoát nước thẳng đứng

Trong rất nhiều trường hợp, thời gian gia tải trước cần thiết được rút ngắn để xây dựng công trình, vì vậy tốc độ cố kết của nền được tăng do sử dụng cọc cát hoặc bằng thoát nước. Cọc cát được đóng bằng công nghệ rung ống chống để chiếm đất, sau đó cát được làm đầy ống và rung để đầm chặt. Cọc cát có đường kính 30-40cm. Có thể được thi công đến 6-9m. Giải pháp cọc cát đã được áp dụng để xử lý nền móng một số công trình ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Nội.

Bản nhựa được dùng để xử lý nền đất yếu của Việt Nam từ thập kỷ 1980. Thiết bị và công nghệ của Thuỵ Điển được sử dụng để thi công bản nhựa. Công nghệ cho phép tăng cường độ đất nền và giảm thời gian cố kết.

Tại ven sông Sài Gòn đã xây dựng một bể chứa với các kích thước hình học và tải trọng đường kính 43m, chiều cao 15m, tải trọng 20.000tấn. Nền công trình là đất yếu có chiều dày lớn được xử lý nền bằng bản nhựa thoát nước thẳng đứng kết hợp với gia tải bằng hút chân không. Độ lún được tính xấp xỉ 1,0m. Kết quả độ lún thực tế sau 2 lần gia tải là 3,26m (lần đầu độ lún bằng 2,4m và lần sau độ lún bằng 0,86m), ở đây có sự sai khác giữa kết quả đo và dự tính. Sự khác nhau có thể do quá trình tính toán chưa kể đến biến dạng ngang của nền và điều kiện công trình đặt ven sông.

Trong công nghệ xử lý nền bằng gia tải trước với thoát nước thẳng đứng rất cần thiết đặt hệ quan trắc lún.

3.5. Cọc đất vôi và đất xi măng

Thiết bị và công nghệ của Thuỵ Điển được dùng để chế tạo cùng đất xi măng và đất vôi. Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và áp dụng hiện trường cho thấy:

- Cọc đất vôi và đất xi măng đóng vai trò thoát nước và gia cường nền. Đây là giải pháp công nghệ thích hợp để gia cố sâu nền đất yếu.

- Các chỉ tiêu về cường độ, biến dạng phụ thuộc vào thời gian, loại đất nền, hàm lượng hữu cơ, thành phần hạt và hàm lượng xi măng và vôi sử dụng.

- Việc sử dụng xi măng rẻ hơn trong điều kiện Việt Nam so với vôi. Tỷ lệ phần trăm thường dùng là 8 – 12% và tỷ lệ phẩn trăm của xi măng là 12 – 15% trọng lượng khô của đất.

- Thiết bị Thuỵ Điển có khả năng thi công cọc đất xi măng.

- Có thể dùng thiết bị xuyên có cánh để kiểm tra chất lưọng cọc.

- Cọc đất xi măng được dùng để gia cố nền đường, nền nhà, khu công nghiệp, nền đê.. .

-Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ đất vôi.

3.6 Cọc cát xi măng

Thiết bị thi công cọc cát có thể được dùng để thi công cọc cát xi măng, ống thép được đóng và rung xuống nền đất và chiếm chỗ đất yếu. Cát và xi măng được trộn lẫn để đổ vào ống chống. Cát xi măng được đầm chặt bằng ống chống và đầm rung.

3.7. Cọc đá và cọc cát đầm chặt

Nhằm giảm độ lún và tăng cường độ đất yếu, cọc cát hoặc cọc đã đầm chặt được sử dụng. Cát và đá được đầm bằng hệ thống đầm rung và có thể sử dụng công nghệ đầm trong ống chống. Đã sử dụng công nghệ cọc cát và cọc đá để xây dựng một số công trình tại Tp, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Vũng Tàu. Sức chịu tải của cọc cát phụ thuộc vào áp lực bên của đất yếu tác dụng lên cọc. Theo Broms (1987) Áp lực tới hạn bằng 25 Cu với Cu = 20kPa, cọc cát Ф 40cm có sức chịu tải tới hạn là 60KN. Hệ số an toàn bằng 1,5 có thể được sử dụng.

3.8. Cố kết đóng

Cố kết đóng cho phép tăng cường độ và sức chịu tải và giảm độ lún của nền. Công nghệ được dùng để gia cố nền đất yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM. Quả đấm bằng khối bê tông đúc sẵn có trọng lượng từ 10 - 15 tấn được nhấc lên bằng cẩu và rơi xuống bề mặt từ độ cao 10-15m để đầm chặt nền. Khoảng cách giữa các hố đầm là 3x3,4x4 hoặc 5x5m. Độ sâu ảnh hưởng của đầm chặt cố kết động được tính bằng:

D = 0,5 √WH

Trong do: D - độ sâu hữu hiệu được đầm chặt

W - Trọng lượng quả đấm, tấn

H - Chiều cao rơi quả đấm, m

Sau khi đầm chặt tại một điểm một vài lần cát và đá được đổ đầy hố đầm. Phương phá cố kết động để gia cố nền đất yếu đơn giản và kinh tế, thích hợp với hiện tượng mới san lấp và đất đắp. Cần thiết kiểm tra hiệu quả công tác đầm chặt trước và sau khi đầm bằng các thiết bị xuyên hoặc nén ngang trong hố khoan.

3.9. Gia cường nền đất yếu bằng cọc tiết diện nhỏ

Cọc tiết diện nhỏ được hiểu là các loại cọc có đường kính hoặc cạnh từ 10 đến 25cm. Cọc nhỏ có thể được thi công bằng công nghệ đóng, ép, khoan phun. Cọc nhỏ được dùng để gia cố nền móng cho các công trình nhà, đường sá, đất đắp và các dạng kết cấu khác. Cọc nhỏ là một giải pháp tốt để xử lý nền đất yếu vì mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. Công nghệ cọc nhỏ cho phép giảm chi phí vật liệu, thi công đơn giản, đồng thời truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất yếu hơn, giảm độ lún tổng cộng và độ lún lệch của công trình.

4. Lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu Trong trường hợp gia cố nền phải thoả mãn điều kiện về sức chịu tải, độ lún cho phép, ổn định. Cần thiết quan trắc địa kỹ thuật và so sánh kết quả dự báo, thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm hiện trường.


5. Kết luận


+ Trong hơn 10 năm qua hàng loạt công nghệ xử lý nền đất yếu được áp dụng tại Việt Nam. Nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý nền đất yếu ngày càng gia tăng. Thách thức chính là điều kiện đất nền phức tạp và hạn chế cơ sở vật chất của nước ta. Trong những năm tới công nghệ xử lý nền đất chắc chắn sẽ không ngừng phát triển nhằm đáp ứng việc xây dựng đường, cảng biển, lấn biển và công trình hạ tầng cơ sở khác;

+ Sai sót chủ yếu của các công trình bị hư hỏng có nguyên nhân từ nền móng là do người thiết kế lựa chọn sai giải pháp xử lý đất nền và thiết kế móng.

+ Phương pháp thông dụng để xử lý nền đất yếu ở Việt Nam là dùng cọc tre và cọc tràm. Đây là giải pháp kinh tế cho công trình có điều kiện đất nền và tải trọng tương đối thuận lợi. Do sự giới hạn của chiều dài cọc, nên khả năng áp dụng thực tế cũng bị hạn chế. Cần thiết đánh giá sức chịu tải và độ lún của nền được gia cố bằng cọc ngắn theo các phương pháp thông thường. Các giải pháp thông thường. Các giải pháp này chỉ có tác dụng cho công trình nhà ở độc lập. Không nên sử dụng với chiều rộng đất đắp lớn.

+ Phương pháp gia tải trước thường là giải pháp kinh tế để xử lý nền đất yếu. Cần thiết đánh giá ổn định của nền dưới tải trọng tác dụng. Nên tiến hành quan trắc độ lún và áp lực nước. Không nên sử dụng khái niệm chờ lún và bù lún. Phải kiểm soát được độ lún. Cần quan tâm đến độ lún thứ phát và dự tính.

+ Gia tải trước kết hợp với thoát nước bằng bản nhựa hoặc giếng cát. Tải trọng tác động có thể thay thế bằng công nghệ hút chân không. Hiện nay các thiết bị có thể cắm bản nhựa xuống độ sâu trên 20m. Cần thiết phải quan trắc độ lún, áp lực nước lỗ rộng, dịch chuyển ngang để so sánh với dự tính

+ Cọc đất vôi, đất xi măng nên được dùng rộng rãi để gia cố sâu đất nền. Đây là giải pháp hữu ích, không cần thời gian chất thải, tăng cường độ ổn định của nền.

+ Cọc cát đầm chặt cho phép tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian cố kết của đất nền. Thiết bị cọc cát hiện nay cho phép thi công cọc có đường kính 40-70cm và chiều dài 25m. Đây là giải pháp công nghệ thích hợp, kinh tế và cho phép xử lý sâu. Việc đầm chặt cọc cát ở vị trí mũi cọc cho phép tăng hiệu quả gia cố.

+ Cố kết động là giải pháp ít tốn kém để xử lý nền. Diện tích gia cố lớn có thể được thi công xử lý trong thời gian ngắn. Hiệu quả của giải pháp cần được kiểm tra bằng các thiết bị khảo sát. Đây là công nghệ thích hợp để gia cố các lớp đất đắp chưa được đầm chặt.

+ Rất cần thiết thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế, kiểm tra chất lượng và thiết lập hệ thống quan tắc để phục vụ cho công tác xử lý nền đất yếu. Có thể tham khảo dự thảo về Quy trình tôn nền trên đất yếu.

+ Nên hình thành các chương trình quốc gia về nghiên cứu, tổng kết, chuyển giao công nghệ, xây dựng quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu. Cần thiết học tập kinh nghiệm quốc tế và đúc rút kinh nghiệm trong nước để thông tin rộng rãi. Hội Cơ học đất và Địa Kỹ thuật công trình Việt Nam (VSSMGE) Và Công ty Tư vấn AA (được sự bảo trợ của VSSMGE) Mong muốn nhận được nhiều tài liệu, báo cáo khảo sát, đo đạc, thiết kế, quan trắc, thí nghiệm xử lý nền móng các công trình trên đất yếu của các dự án/công trình cụ thể (case histories) Để làm tài liệu chung.

+ Hình thành mạnh lưới Địa Kỹ thuật, tập hợp các chuyên gia địa kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế nhằm cùng phối hợp giải quyết các bài toán cơ học đất và địa kỹ thuật phức tạp chất.




thiết kế tầng ngầm nhà cao tầng

 Biện pháp an toàn đối với ngầm cao tầng



Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

Theo PGS-TS Nguyễn Bá Kế, tường vây quanh hệ thống ngầm phải có chiều dày cũng như độ sâu tương ứng với độ sâu của tầng ngầm và tuỳ thuộc vào cấu trúc của đất tại khu vực xây dựng. Về mặt lý thuyết, bề dày tường vây của tầng ngầm thường thay đổi từ 40 – 100 cm hoặc hơn. Hầm ngầm càng sâu, độ dày của tường vây càng tăng lên. Ngoài ra, nếu xung quanh là những công trình quan trọng như cao ốc, bảo tàng, đường cáp điện hay khí đốt, những công trình có yêu cầu đặc biệt cần bảo vệ.. ., độ dày của tường vây phải dày hơn. Những chỉ số tính toán này sẽ được nhà thiết kế công trình ngầm xác định dựa trên những yêu cầu vừa nêu.

Còn về độ sâu của tường vây (phần ngập trong đất), thường từ 0,7 đến 2 lần so với độ cao tổng thể của tầng hầm, tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước ngầm. Ví dụ, hầm sâu 12 m (3 tầng, tính từ trần của tầng hầm đầu tiên đến sàn của tầng hầm cuối cùng) Thì độ sâu của bức tường vây phải là 8 - 24 m! Tuy nhiên, độ sâu này có thể lớn hơn chỉ số trên nếu địa chất ở khu vực xây dựng thuộc vào dạng yếu. Trong khi xây dựng tường vây, nếu quá sâu phải có những “văng chống hoặc neo” có chức năng giữ tường vây được ổn định trong suốt quá trình thi công.

Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế xây dựng như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, khi tiến hành thi công tường vây, nhà xây dựng phải đặt mốc “quan trắc liên tục”  để xem thử những bức tường này có bị “lún” cũng như “chuyển vị”  hay không khi đào đất ở giữa. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc khi thi công các công trình ngầm. Không chỉ quan trắc tường vây mà cần phải quan trắc cả khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính “gấp đôi”  chiều sâu của bức tường được tính từ mặt đất cho đến mặt sàn của tầng hầm cuối cùng. Ví dụ, bức tường sâu 12 m thì bán kính quan trắc là 24 m.

Quan trắc địa kỹ thuật để làm gì? Những thông số này giúp đơn vị thi công công trình và các cơ quan chức năng biết trước được những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó cân nhắc gia cố thêm tường hay không hoặc thay đổi phương pháp thi công. Việc quan trắc này không chỉ nhằm an toàn cho toàn cao ốc mà còn cả các công trình lân cận, con người và các sinh hoạt bình thường của cư dân.

Địa chất công trình – rất phức tạp

Với những công trình phức tạp như vậy, theo TS Kế, không thể không có việc khoan địa chất để thiết kế công trình nhưng cần làm rõ hồ sơ khảo sát địa chất đó có đúng với thực tế địa chất khu vực đó hay không? Ngoài ra, kết quả đo đạc của nhà thầu trong quá trình thi công ra sao có dấu hiệu nguy hiểm không.. . Cũng phải được tường minh. Những câu hỏi trên cần có được hồ sơ cụ thể, các chuyên gia sẽ không quá khó để xác định trách nhiệm của từng bên.

Một chuyên gia về lĩnh vực cơ học đất nền móng công trình cho biết thêm, có thể khi khoan địa chất công trình cao ốc, họ chỉ khoan ngay tại khu vực xây dựng nên không thể phát hiện ra những “túi đất yếu”  hay những “vùng địa chất phức tạp”  ở vùng đất lân cận.

Sau này, trong quá trình xây dựng, do biến đổi của thời tiết, địa chất, của việc thi công xây dựng tường vây.. . Mà những “túi đất yếu”  đó “bục” ra. Khi những túi nước này bục ra, tạo áp lực nước lớn, gặp những đầu mối bêtông kém chất lượng, đã chảy vào hầm ngầm, kéo theo lượng đất lớn ở nền khu vực toà nhà, tạo nền của toà nhà lân cận bị “hẫng”, tạo ra một “lực trượt”  cho nền đất bên cạnh tường vây. Có thể địa chất phức tạp chưa được tìm hiểu hết nhưng nhiệm vụ của người thiết kế và thi công tầng hầm phải dùng mọi biện pháp để sớm phát hiện.

Theo chuyên gia này, việc khảo sát để xây dựng những công trình hầm ngầm cần được giới chuyên môn thảo luận kỹ trước khi cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng.

Quản lý chất lượng nhà cao tầng và các công trình đô thị quy mô lớn: Giám sát chặt chẽ ngay từ đầu

Thời gian qua, các công trình nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn nằm ở nhóm A đều do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và phân cấp cho các địa phương thẩm định các công trình nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn nằm ở nhóm B. Do vậy đã hạn chế được nhiều khiếm khuyết trước khi triển khai thi công. Các công trình xây dựng có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì đã được Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng giao cho Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng hoặc giao cho Bộ Xây dựng chỉ đạo Cục Giám định tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, nghiệm thu chất lượng công trình. Vì vậy trong thời gian qua, các công trình xây dựng nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn đều có chất lượng tốt.

Mặc dù đã có những chỉ đạo sát sao, nhưng do năng lực quản lý hạn chế, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số chủ đầu tư, DN còn chưa nghiêm túc nên đã để xảy ra những sự cố hoặc chất lượng chưa đạt yêu cầu, vẫn còn những khiếm khuyết trong công trình gây bức xúc trong dư luận xã hội, cụ thể như: Công trình tòa nhà Pacific tại Q. 1, TP. HCM làm sập đổ trụ sở làm việc Viện Khoa học Xã hội miền Nam nguyên nhân do thi công tường vây cọc bê tông bị thủng làm trôi tầng đất yếu ở xung quanh; Cao ốc Residence tại Q. 1, TP. HCM có cọc cừ không đủ độ sâu làm bùn xung quanh trồi vào móng làm nghiêng chung cư số 5 Nguyễn Siêu (TP. HCM); Thi công phần hầm ngầm của tòa nhà B2 (cao 8 tầng) Dự án Vĩnh Trung Plazza (tổ 14, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) Đã gây ra tình trạng sụt lở đất làm hàng loạt nhà thấp tầng nằm sát cạnh công trình bị nghiêng… tất cả các nguyên nhân sự cố đều từ các công trình do tư nhân làm chủ đầu tư và có nguyên nhân từ sự buông lỏng trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của pháp luật hiện hành của chủ đầu tư và của các đơn vị, cá nhân tham gia thi công và tập trung ở phần ngầm của công trình. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo cấp bách trực tiếp để khắc phục tình trạng trên và đã có một số chỉ thị cụ thể: Chỉ thị số 13/2006/CT-BXD (ngày 23/11/2006) Về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân; Chỉ thị số 12/2006/CT-BXD (ngày 11/9/2007) Về việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác khảo sát xây dựng; Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD (ngày 7/2/2007) Về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng; Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD (ngày 5/11/2007) Về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng. Các chỉ thị trên đã yêu cầu chính quyền địa phương cùng các cơ quan quản lý xây dựng tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra các chủ đầu tư và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng nhà cao tầng phải chấp hành nghiêm các quy định về quản lý chất lượng công trình nhà cao tầng.

Ngoài ra, hiện nay các quy định về chất lượng vật liệu hoàn thiện đối với nhà cao tầng trong đó tập trung nhà cao tầng là nhà ở còn chưa đầy đủ và còn phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư. Việc các chủ đầu tư tuỳ tiện sử dụng vật tư, vật liệu hoàn thiện làm thiệt thòi đến quyền lợi của người sử dụng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực tế này, Bộ Xây dựng cũng đã tăng cường công tác kiểm định chất lượng xây dựng nhà cao tầng ở đô thị lớn. Qua kiểm tra của Bộ Xây dựng, hầu hết các nhà thầu thi công xây dựng đều tuân thủ việc thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư đã thực hiện phúc tra trực tiếp chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo Cục Giám định tổ chức các hoạt động của Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong cả nước, đây là tập hợp gần 130 đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng, các đơn vị quản lý Nhà nước về chất lượng tại các bộ, ngành và các tỉnh trong cả nước. Thông qua các hoạt động thường niên của Mạng để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và nắm bắt tình hình chất lượng công trình trong cả nước. Các Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng tại các địa phương cũng đã được hình thành, củng cố và phát triển toàn diện hơn. Các Trung tâm kiểm định thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ quản lý Nhà nước tại các địa phương trong công tác quản lý chất lượng công trình ngày càng hiệu quả và đáp ứng được các nhiệm vụ đã đề ra.

Quản lý chặt chẽ kiểm định chất lượng: Con đường giảm thiểu sự cố công trình

Đó là khẳng định của PGS. TS Đoàn Thế Tường, Viện KHCN Xây dựng khi ông trao đổi về công tác kiểm định chất lượng ở vùng xây dựng chen tại Hội thảo thành viên Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - BXD tổ chức đầu tháng 3/2008.

PGS. TS Đoàn Thế Tường phân tích: Một trong những đặc điểm khác biệt của công trình xây chen liên quan đến công tác kiểm định chất lượng là ảnh hưởng của chúng trong quá trình thi công và khai thác sử dụng đối với nhà, công trình môi trường lân cận liền kề. Do vậy, kiểm định chất lượng đối với các công trình xây chen không chỉ gói trọn trong kiểm tra, xác định chất lượng của bản thân công trình đang xây dựng mà quan trọng hơn là xác định mức độ tác động của hoạt động xây dựng, khai thác công trình tới ổn định của công trình, môi trường liền kề; Dự báo sự suy giảm về chất lượng của chúng nhằm đề xuất triển khai các biện pháp hữu hiệu bảo vệ và giảm thiểu sự cố cho các nhà, công trình hiện hữu, liền kề. Do vậy, ngoài các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng vật liệu, kết cấu hoàn thiện, biện pháp an toàn phần thân đã được đề cập nhiều, vấn đề phần móng, phần ngầm và bảo vệ môi trường địa chất là đặc biệt quan trọng, nhưng hiện nay thường ít được quan tâm.

Trong vài năm qua, khối lượng công tác xây dựng trong vùng xây chen tăng đột ngột và công trình không chỉ tăng theo chiều cao mà còn theo chiều sâu. Chiều cao nhà đã vượt quá con số 70 tầng và chiều sâu tầng hầm đã tới số 7. Và theo đó, các sự cố công trình phát sinh liên quan trực tiếp đến các khiếm khuyết trong khâu kiểm định chất lượng cũng nhiều hơn về quy mô, giải pháp khắc phục cũng khó khăn hơn và tốn kém hơn. Các sự cố này lan rộng trong tất cả các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông. Nổi bật trong năm qua sự cố nền móng liên quan đến quản lý chất lượng là vụ sập đổ Trụ sở Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Trụ sở Sở Ngoại vụ TP. HCM do xây dựng cao ốc Pacific… Tại Hà Nội, các sự cố nền móng tuy không lớn như TP. HCM nhưng khó khắc phục như vụ khách sạn Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn, đường ngầm Ngã Tư Sở…

Theo PGS. TS Đoàn Thế Tường thì các công trình xây chen có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến nền và móng nhưng chưa có văn bản hướng dẫn riêng nào và những đơn vị, cá nhân tham gia kiểm định chất lượng các công trình xây chen chưa có nhận thức đầy đủ về kiến thức cũng như về thực hành kiểm định xây chen. Để làm tốt công tác kiểm định chất lượng công trình trong vùng xây chen thì ngoài công tác kiểm định chung đã được quy định cho các công trình xây dựng, đối với các công trình trong khu vực xây chen cần làm tốt công tác điều tra, khảo sátđánh giá hiện trạng của các công trình hiện hữu liền kề với công trình thi công. Công tác này phải được thực thi trong quá trình lập dự án và được xem xét như là số liệu cơ sở xác định tính khả thi của dự án. Các số liệu điều tra bao gồm hiện trạng ổn định kết cấu (chú trọng phần móng) Phục vụ dự báo độ ổn định của công trình dưới tác động thi công và khai thác. Phạm vi điều tra khảo sát xung quanh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của thi công, khai thác công trình xây dựng và được dự báo trên cơ sở đặc điểm công trình hiện hữu liền kề và công trình dự định xây dựng. Cụ thể phạm vi điều tra hiện trạng các công trình liền kề ít nhất tới khoảng 2 lần độ sâu hố móng kể từ mép hố móng. Khâu này đều bị bỏ qua trong tất cả các sự cố công trình xây chen. Về công tác thiết kế, đặc biệt thiết kế biện pháp thi công, cần lựa chọn biện pháp tác động ít nhất tới công trình và môi trường xung quanh và phải tính toán cụ thể, cảnh báo mức độ tác động, hậu quả của nó tới công trình xung quanh. Kinh nghiệm cho thấy các công trình xung quanh bị tác động mạnh ngay trong thời kỳ đầu tiên. Hiện nay, hầu hết các thiết kế thi công đều thiếu các thuyết minh chọn lựa giải pháp thi công và đánh giá cảnh báo tác động của chúng tới công trình và môi trường xung quanh. Ngoài ra, việc quan trắc địa kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý sự cố.. . Cũng phải được chú trọng.

Nguyên nhân dẫn đến sự cố suy cùng chính là khâu kiểm định đánh giá chất lượng trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từ khi lập dự án đến thiết kế thi công. Quản lý chặt chẽ kiểm định chất lượng là con đường duy nhất giảm thiểu sự cố công trình, đặc biệt sự cố nền móng liên quan đến xây dựng trong vùng xây chen.

Cần thiết tăng cường bồi dưỡng bằng cách mở các lớp chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, thông báo điều tra sự cố cho các đơn vị, cá nhân tham gia dự án về kiến thức quản lý chất lượng, kiến thức kỹ thuật nền móng, thực tế thi công nhằm nâng cao nhận thức. Mặt khác, cần soạn thảo ban hành kịp thời các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện các công việc nhằm cung cấp kiến thức cơ bản để công tác quản lý chất lượng từ chỗ bắt buộc thi hành đến tự nguyện thi hành - PGS. TS Đoàn Thế Tường nhấn mạnh.

Chung cư Nguyễn Siêu nghiêng gấp 6 lần thông báo


Chung cư Nguyễn Siêu nghiêng gấp 6 lần so với thông tin Công ty Hòa Bình đưa ra. Ảnh: Phan Công
Kết quả kiểm định độ nghiêng chung cư Nguyễn Siêu lệch hơn gấp 6 lần thông tin đơn vị thi công cao ốc SaiGon Residences, Công ty Hòa Bình đưa ra.

Thông tin về độ nghiêng quá chênh lệch!

 Theo tài liệu VietNamNet thu thập được, độ nghiêng, lún của chung cư Nguyễn Siêu sau sự cố do ảnh hưởng bởi việc xây dựng cao ốc Saigon Residences, trên thực tế chênh 6 lần so với thông tin mà Công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (viết tắt: Công ty Hòa Bình) Cung cấp cho báo chí hôm 1/11.

Trước đó, vào sáng ngày 1/11, Công ty Hòa Bình tổ chức họp báo, nhằm “cung cấp thông tin chính thống đến các cơ quan truyền thông, để báo chí đưa đến bạn đọc những thông tin chính xác”, như tinh thần của ông Lê Viết Hải, Giám đốc Công ty Hòa Bình phát biểu đầu cuộc họp.

Tại buổi họp báo này, ông Hải cung cấp cho phóng viên các báo, đài biết: Sau khi xảy ra sự cố, công ty của ông đã đo đạc và xác định mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đến chung cư Nguyễn Siêu, do sự cố sụt, lún gây ra.

Theo đó, tại nền căn hộ phía giáp công trình cao ốc Saigon Residences, bị nghiêng 18mm; Độ nghiêng đo được tại căn nhà trên cùng chung cư, cùng phía giáp công trình cao ốc, được xác định nghiêng hơn 32mm so với mặt bằng.

Trong khi đó, số liệu đo đạc, kiểm định được một công ty kiểm định có uy tín tại TP. HCM thực hiện và thông báo cùng vào ngày 1/11 chênh lệch hơn gấp 6 lần con số trên.

Cụ thể, độ nghiêng lệch tổng thể của chung cư tại trục 7 (giáp hẻm, phía trái của chung cư Nguyễn Siêu) Là 160mm. Độ nghiêng lệch tổng thể của chung cư tại trục 1 (giáp với công trình cao ốc Saigon Residences) Là 120mm.

Độ võng nghiêng sàn từ trục 1 đến trục 7 đo được từ 152mm đến 160mm tùy theo từng sàn. Độ nghiêng này có phát triển so với kết quả kiểm định vào ngày 3/8 (trong lần bị tạm đình chỉ thi công kéo dài từ tháng 6/2007 đến tháng 10/2007).

 Nứt tường từ dưới lên trên

 Theo kết quả kiểm định, sau sự cố nghiêng, lún vào ngày 31/10, chung cư Nguyễn Siêu xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới trên tường, đặc biệt tại khu vực trục 1 - 3/A (tức dãy căn hộ phía gần công trình cao ốc Saigon Residences) Và kéo từ tầng trệt đến lầu 5 của chung cư.

Qua kết quả giám định, công ty giám định đã yêu cầu tiếp tục theo dõi hiện tượng hỏng, quan trắc lún toàn bộ công trình chung cư và khu vực lân cận; Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công cao ốc Saigon Residences rà soát và xem xét lại thiết kế, biện pháp, trình tự thi công, để đảm bảo an toàn cho chính công trình đang thi công cũng như nhà dân và cơ quan lân cận công trình.

Ngoài ra, công ty giám định còn yêu cầu di dời người và tài sản ở chung cư sau khi đơn vị thi công hoàn tất toàn bộ các giải pháp giằng, chống cho chung cư, đặc biệt ở khu vực trục 1 - 3/A - D (từ căn hộ 5C - 5E). Tuy nhiên, đến nay, công việc giằng, chống vẫn chưa hoàn tất.

Đến chiều ngày 6/11, nhiều hộ dân ở các tầng lầu của chung cư vẫn chưa thể vào nhà và di chuyển vật dụng, tài sản khác ra khỏi căn hộ của mình. Nhiều hộ dân hiện vẫn phải ở nhờ nhà người quen hoặc thuê khách sạn ở tạm, chứ không đến chung cư 212 Nguyễn Trãi, vì cho rằng điều kiện sinh hoạt ở chung cư này thấp, không đáp ứng nhu cầu của họ. Hiện công tác điều tra sự cố chiều 31/10 và gia cố chung cư Nguyễn Siêu vẫn đang được tiến hành.

 Phan Công

Ngày 23,24/11/2007, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trực tiếp kiểm tra hiện trường sự cố đập Cửa Đạt Thanh Hóa. Cùng tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ NN &PTNT Diệp Kỉnh Tần, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Trần Chủng, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa.. .

Sau khi nghe Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan báo cáo nguyên nhân vỡ đập cùng các biện pháp khắc phục, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân chỉ đạo:

 Phải xem xét thật kỹ rút kinh nghiệm về lý thuyết và kỹ thuật trong việc thiết kế thi công đập đá đổ bê tông bản mặt (chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm). Đặc biệt việc cho nước tràn qua mặt đập chưa có tiền lệ. Yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ thêm kết quả thí nghiệm trên mô hình thủy lực, kết quả thẩm tra kỹ thuật của Công ty Tư vấn Hồng Hà. Chuyên gia Hội đồng nghiệm thu, Cục giám định cần xem xét làm rõ thêm về cơ chế và diễn biến của sự cố.

 Về công tác chống lũ năm 2008, Bộ trưởng lưu ý: Khối lượng thi công công trình là hết sức căng thẳng. Phải tính toán kỹ lưu lượng xả, tính đến khả năng có cản. Quan tâm đặc biệt đến đập đá chính. Đảm bảo không cho dòng thấm qua đập đá đổ. Phải tính đến bê tông bản mặt, cao độ.. . Biện pháp không cho dòng thấm qua là biện pháp nào?