Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

KIỂM BỀN KẾT CẤU THÂN VỎ KHOANG CHIẾN ĐẤU TRONG MÔI TRƯỜNG ANSYS WORKBENCH

KIỂM BỀN KẾT CẤU THÂN VỎ KHOANG CHIẾN ĐẤU TRONG MÔI TRƯỜNG ANSYS WORKBENCH



TRẦN MẠNH TUÂN, NGUYỄN PHÚ THẮNG, CHU DUY LÀNH[1]


Bài báo trình bày phương pháp xây dựng bài toán kiểm bền kết cấu khoang chiến đấu K2 tên lửa Kh-35E trong môi trường ANSYS Workbench nhằm xác định trường phân bố ứng suất và biến dạng của các thành phần cấu tạo khoang. Kiểm tra khả năng chịu tải của kết cấu bằng thay đổi trọng lượng khối thuốc nổ. Kết quả tính toán làm cơ sở kiểm tra độ bền, độ ổn định khi làm việc của kết cấu. Bên cạnh đó kết quả tính toán còn được sử dụng để xác định khả năng chịu tải của kết cấu.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Phương pháp truyền thống trong tính toán thiết kế kết cấu thân vỏ thiết bị bay là quy chúng về các phần tử kết cấu chịu lực cơ bản như dầm, vỏ, thanh v.v… Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, phương pháp này có nhiều ưu điểm như tính toán đơn giản, xác định được các điều kiện làm việc cơ bản cho kết cấu, làm cơ sở cho các giai đoạn tính toán thiết kế sau này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhằm tiết kiệm khối lượng nhưng vẫn đảm bảo độ bền kết cấu người ta thường chế tạo các chi tiết có hình dạng phức tạp, khác xa so với các dạng phần tử chịu lực cơ bản ở trên. Việc tính toán bằng phương pháp truyền thống trở nên không đáp ứng sát được với nhu cầu. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương pháp mô phỏng số được sử dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao.

Bài báo trình bày phương pháp sử dụng phần mềm mô phỏng số trong môi trường ANSYS Workbench nhằm kiểm bền kết cấu khoang chiến đấu K2 của tên lửa đối hải Kh- 35E. Trên cơ sở mô hình bài toán tiến hành nghiên cứu khả năng chịu tải của kết cấu khi thay đổi khối lượng thuốc nổ được mang. Các gói phần mềm được sử dụng để mô phỏng là ANSYS CFX và ANSYS Static Structural.

2. KẾT CẤU CHỊU TẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI


2.1. Sơ đồ kết cấu khoang chiến đấu Kết cấu chịu lực của khoang chiến đấu có thể chia thành các phần tử chịu lực cơ bản sau đây:

-Mặt bích trước gắn với khoang K1 (khoang đầu tự dẫn);

-Mặt bích sau gắn sau gắn với khoang K3 (khoang thiết bị);

-2 thanh giằng dọc nối 2 mặt bích lại với nhau;

Đọc toàn bộ bài báo khoa học KIỂM BỀN KẾT CẤU THÂN VỎ KHOANG CHIẾN ĐẤU TRONG MÔI TRƯỜNG ANSYS WORKBENCH

=========


Nghiên cứu đặc điểm phản ứng phân hủy DNT, NG trong môi trường nước bằng tác nhân quang Fenton

Nghiên cứu đặc điểm phản ứng phân hủy DNT, NG trong môi trường nước bằng tác nhân quang Fenton



ĐÀO DUY HƯNG, ĐỖ NGỌC KHUÊ, ĐINH NGỌC TẤN


Bài báo này giới thiệu các kết quả nghiên cứu về đặc điểm phản ứng oxi hóa phân hủy 2,4-Dinitrotoluen (DNT), Nitroglyxeryl (NG) Nhiễm trong nước bằng tác nhân quang Fenton. Kết quả khảo sát cho thấy bằng quá trình Fenton có bức xạ UV có thể phân hủy DNT với hiệu suất và tốc độ cao. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy phản ứng phân hủy DNT, NG bằng tác nhân UV- Fenton tuân theo quy luật phản ứng giả bậc nhất và tốc độ phân hủy DNT lớn hơn tốc độ phân hủy NG.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ


DNT, NG là một trong các hợp chất nitro thơm có tính nổ thường bị nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất vật liệu nổ. Đây là hợp chất có độc tính cao với môi trường và khó phân hủy. Để xử lý các hợp chất có tính nổ độc hại trong đó có DNT, NG nhiễm trong nước thải đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau như hấp phụ [4], điện phân [5], vi sinh hay sử dụng thực vật bậc cao [2]. Ngoài ra đã có các thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp khác như sử dụng các tác nhân oxi hóa nâng cao như ozon [7], sử dụng tác nhân Fenton, UV-Fenton [8].. . Trong số các phương pháp đã thử nghiệm thì phương pháp sử dụng các tác nhân oxi hóa nâng cao trong đó có tác nhân Fenton, UV-Fenton đã thể hiện được một số ưu thế rõ rệt so với các phương pháp khác về tốc độ cũng như hiệu suất phân hủy các hợp chất ô nhiễm; Tuy nhiên khả năng sử dụng các tác nhân này cho mục đích xử lý DNT, NG nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất quốc phòng thì còn ít được quan tâm nghiên cứu.

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm phản ứng phân hủy DNT, NG bằng tác nhân quang Fenton nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp để ứng dụng các quá trình AOP cho mục đích xử lý nguồn nước bị nhiễm các loại thuốc nổ nhóm nitro.

2. PHẦN THỰC NGHIỆM


2.1. Thiết bị và hóa chất dùng cho nghiên cứu

2.1.1 Thiết bị

Các thiết bị phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là:

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HP 1100 sử dụng detector chuỗi (DAD).

- Máy đo pH: OAKLON, serie 510 (Mỹ) Có độ chính xác ±0,01.


Bài báo khoa học: Nghiên cứu đặc điểm phản ứng phân hủy DNT, NG trong môi trường nước bằng tác nhân quang Fenton

==========

KHẢ NĂNG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN SAU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHẢ NĂNG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN SAU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN



Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thanh Mai


I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Trong những năm gần đây, khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm vì đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan tự nhiên. Những tác động xấu này không những ảnh hưởng trong thời gian hiện tại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn làm tổn hại tới các thế hệ mai sau. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết đòi hỏi đặt ra những yêu cầu và hành động nhất định đối với chính quyền và nhân dân địa phương. Những nghiên cứu khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên làm sáng tỏ hiện trạng khai thác, ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên, dân cư, xã hội và đề xuất một số giải pháp khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững.

II. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN


Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản do cấu tạo địa chất có nhiều yếu tố thuận lợi cho tạo quặng, nên có thể nói Thái Nguyên đã được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, trong đó có cả những khoáng sản có giá trị đối với nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào tài liệu điều tra tìm kiếm khoáng sản cho thấy, khoáng sản dưới lòng đất Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng, trong đó:

Nhóm 1: Khoáng sản kim loại gồm có: Quặng sắt (phân bố chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ với trữ lượng nghiên cứu địa chất ở mức độ thăm dò là 40,9 triệu tấn), vàng sa khoáng (tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên với trữ lượng nhỏ, bị khai thác tự do trái phép nên hiện đã cạn kiệt), vàng gốc ở Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phổ Yên chưa được đầu tư nghiên cứu địa chất, quặng thiếc gốc phân bố chủ yếu ở Đại Từ với trữ lượng 12.650 tấn, quặng thiếc sa khoáng trữ lượng còn lại 665 tấn, quặng chì kẽm trữ lượng còn lại nhỏ (mỏ Làng Hích) Là 272.673 tấn, quặng vonfram phân bố ở huyện Đại Từ với trữ lượng lớn.


ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC KHẢ NĂNG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN SAU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

================

THỊ TRƯỜNG CARBON VÀ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG CARBON VÀ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT NAM




I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của một loại thị trường đặc biệt - thị trường buôn bán sự phát thải. Khí CO2 là khí do các ngành công nghiệp thải ra và chiếm chủ yếu trong các loại khí nhà kính, bởi vậy thị trường này còn hay được gọi là “thị trường carbon (carbon market). Thị trường carbon đến nay được xem là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính”. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tham gia thị trường carbon không chỉ là chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm khí nhà kính mà còn là cơ hội để tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ hiện đại ít carbon, phát triển bền vững. Bài báo này phân tích những nét chính yếu về thị trường carbon toàn cầu trong bối cảnh hiện tại và đưa ra triển vọng tham gia thị trường carbon cho Việt Nam.

II. MỞ ĐẦU


Ngay sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, việc thương mại hóa tín chỉ carbon được phát triển khá mạnh mẽ. Thương mại hóa giá trị carbon là việc thương mại các tín chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER hoặc VER). Buôn bán tín chỉ phát thải carbon đã và đang được triển khai trên toàn thế giới, hướng tới mục tiêu lớn nhất là giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu. Trước những cơ hội từ thị trường carbon, chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến tham gia trong thời gian qua. Theo các phân tích thì thị trường carbon sẽ khởi sắc sau năm 2015 [2]. Từ nay đến lúc ấy, các cấp ngành liên quan nói chung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – ngành Lâm nghiệp nói riêng sẽ còn rất nhiều cơ hội và việc phải làm để phát triển thị trường này.


ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC THỊ TRƯỜNG CARBON VÀ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT NAM

===========


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SINH KHỐI CÂY DƯƠNG XỈ VÀ VETIVER HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG SAU KHI TRỒNG TRÊN ĐẤT SAU KHAI KHOÁNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SINH KHỐI CÂY DƯƠNG XỈ VÀ VETIVER HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG SAU KHI TRỒNG TRÊN ĐẤT SAU KHAI KHOÁNG



Đặng Văn Minh, Nguyễn Duy Hải


I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Mục đích của nghiên cứu này là tìm biện pháp xử lý sinh khối cây Dương xỉ và Vetiver hấp phụ kim loại (KLN) Nặng sau khi trồng trên đất sau khai khoáng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần tiếp nối và phát triển cũng như bổ sung cơ sở lý luận thực tiễn trong nghiên cứu sử dụng thực vật xử lý KLN trong đất sau khai thác khoáng sản. Kết quả nghiên cứu việc tro hóa cho thấy sau khi tro hóa sinh khối của cây giảm đi đáng kể, chỉ cò 5– 6% so với ban đầu. Với việc sử dụng vôi ủ với tro trong 2 tháng đã giảm đáng kể lượng KLN di động trong đất.



II. ĐẶT VẤN ĐỀ


Đối với những vùng đất sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên thường bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN) Rất cao (Đặng Văn Minh, 2009). Ô nhiễm kim loại nặng trong đất gây nhiều tác hại cho môi trường sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý KLN trong đất (Salomons W. Và cs, 1995), trong đó phương pháp sử dụng thực vật để xử lý KLN trong đất được đánh giá tốt và khả năng ứng dụng cao bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với môi trường (Võ Văn Minh và Võ Châu Tuấn, 2005; Trần Kông Tấu và cs, 2005). Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng khi dùng thực vật để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất do KLN gây ra là xử lý sinh khối thực vật này như thế nào để KLN đã được hấp thu trong cây không quay ngược trở lại gây ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu biện pháp xử lý sinh khối cây Dương xỉ và Vetiver hấp phụ kim loại nặng trên đất sau khai khoáng” được thực hiện nhằm góp phần tiếp nối và phát triển cũng như bổ sung cơ sở lý luận thực tiễn trong nghiên cứu sử dụng thực vật xử lý KLN trong đất sau khai thác khoáng sản. Từ đó đưa ra được những định hướng và giải pháp xử lý KLN trong sinh khối thực vật sau hấp thu KLN, phục vụ công tác bảo vệ môi trường đất sau khai thác khoáng sản nói riêng và bảo vệ môi trường đất nói chung.


ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SINH KHỐI CÂY DƯƠNG XỈ VÀ VETIVER HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG SAU KHI TRỒNG TRÊN ĐẤT SAU KHAI KHOÁNG


=========