Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM



PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên



Theo tiến trình hội nhập đến cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập. Đây là bước phát triển cao của quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN. AEC được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội và đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đã có một số bài viết đề cập đến cơ hội, thách thức với Việt Nam khi tham gia AEC; song chưa chỉ ra cơ sở lý thuyết và phân tích sâu hơn và toàn diện hơn của các cơ hội và thách thức này. Bài viết này dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết và thực tiễn thương mại để xem xét các cơ hội và thách thức ở mức độ nào đối với Việt Nam khi gia nhập AEC và đề ra các giải pháp định hướng để Việt Nam tham gia AEC đạt hiệu quả hơn, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippinnes, Singapore và Thái l an. Tháng 1/1984 Brunei được kết nạp vào ASEAN. Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Hiện nay ASEAN có 10 nước gồm cả Lào, Campuchia và Myanma. Đã có một số công trình phân tích làm rõ các cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN. Về mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy gia nhập ASEAN, mỗi nước thành viên sẽ phát huy lợi thế so sánh và bổ sung cơ cấu kinh tế của mỗi nước; tuy nhiên bên cạnh hợp tác thì vẫn có cạnh tranh, quá trình này sẽ thúc đẩy các nước gắn kết với nhau, hợp tác liên kết với nhau chặt chẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả an ninhchính trị và văn hóa-xã hội. Bước phát triển cao của quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế của các nước ASEAN là thành lập AEC vào cuối năm 2015. Gia nhập AEC Việt Nam có những cơ hội và thách thức như thế nào? Các cơ hội đạt được ở mức độ nào và các thách thức đặt ra đến đâu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng? Dựa trên cơ sở nào để làm rõ nội hàm các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AEC? Bài báo này sẽ góp phần giải đáp các câu hỏi nêu ra ở trên và nêu ra các giải pháp định hướng, góp phần rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa các nước trong khu vực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam..
According to the roadmap of integration, the ASEAN Economic Community (AEC) will be established in 2015. This indicates a high level of cooperation and economic integration of 10 ASEAN member countries. The setting up of AEC will bring about both opportunities and challenges to Vietnam. Although there are a number of research papers on this subject matter, they have not presented the theoretical background and also not analysed comprehensively these chances and difficulties yet. Based on the analysis of theoretical foundation and commercial practice, this paper examines the opportunities and challenges of Vietnam upon the establishment of AEC. Moreover, the author proposes some recommendations to facilitate the effective participation of

Vietnam into AEC and shorten the development gaps to other countries in the region and promote the process of industrialization and modernization. Key word: ASEAN Economic Community, Vietnam, Trade theories and practice
..................... 



LINK ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KINH TẾ: HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

===============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét