Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh

Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh





Các cách tiếp cận về cạnh tranh


Cạnh tranh mang tính nguyên tử (Atomistic competition)


Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay David Ricardo nhìn nhận cạnh tranh là một quá trình thì theo trường phái kinh tế học tân cổ điển với các đại diện như Cournot, Edgeworth, Clark, và Knight cạnh tranh được xem như một trạng thái. Thị trường được phân tích ở trạng thái cân bằng từ giả định cạnh tranh hoàn hảo và phụ thuộc vào các lực cầu và cấu trúc giá thành.
Cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới hiệu quả Pareto và cân bằng tổng thể trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế. Các giả định cơ bản của trường phái này là:
  1. Hiệu quả kinh tế theo quy mô bị loại trừ khi sản lượng nhỏ hơn một mức nhất định (ví dụ các doanh nghiệp hoạt động có quy mô tối thiểu hóa chi phí nhỏ đến mức không thể tác động đến giá)
  2. Không có các tác động ngoại biên đến sản xuất hoặc tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiếm khi các giả định trên được đảm bảo và do đó, kết luận của trường phái này cần phải được xem xét đánh giá lại. Chẳng hạn, theo kinh tế học trường phái Keynes, quá trình phi cân bằng (disequilibrium process) có thể sẽ không đưa nền kinh tế tới trạng thái cân bằng tổng thể. Từ lập luận này đã hình thành nên lý thuyết về cái tốt thứ nhì (second best theory) theo đó nếu như trong một khu vực của nền kinh tế không có cạnh tranh hoàn hảo thì nếu đưa một khu vực khác tới trạng thái cạnh tranh hoàn hảo cũng chưa hẳn sẽ làm cho nền kinh tế xét ở góc độ tổng thể trở nên tốt đẹp hơn (Lipsey và Lancaster 1956).

Cạnh tranh khả thi (Workable competition)


Cách tiếp cận cạnh tranh khả thi hàm ý rằng mức độ cạnh tranh trong một ngành nên được xem xét theo khía cạnh kết quả hoạt động hơn là theo cấu trúc thị trường. Theo đó, nền kinh tế chưa từng bao giờ, và không thể có một trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. Một số tính chất của hoạt động kinh tế trong thế giới thực, đặc biệt là tính phi chắc chắn, thiếu thông tin và sự linh hoạt trong đầu tư – mà theo lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo được giả định là không tồn tại
– lại đóng vai trò rất quan trọng. Clark (1940) đã phát triển lý luận về cái tốt thứ nhì với lập luận rằng khi thiếu vắng một hoặc nhiều hơn các điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo thì không nhất thiết phải đạt được các điều kiện khác.
Hơn nữa, ít nhất trong hai trường hợp cạnh tranh hoàn hảo không phải là điều lý tưởng: (i) Khi hiệu quả kinh tế theo quy mô đóng vai trò lớn đến mức mà thị trường chỉ tạo điều kiện cho một số ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ở mức chi phí trung bình tối thiểu (độc quyền tự nhiên); (ii) Khi sự khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo ra lợi ích chuyên biệt một cách đáng kể. Điều này không tồn tại theo mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo (khái niệm cạnh tranh không hoàn hảo của Robinson và Chamberlain).
Từ khái niệm này đã xây dựng nên lý thuyết về cấu trúc – hành vi – kết quả (structure – conduct – performance), theo đó mối liên hệ giả định giữa ba khái niệm khác nhau đó như sau: cấu trúc của một thị trường giải thích hoặc xác định phần lớn hành vi của các thành viên tham gia thị trường, và kết quả hoạt động của thị trường đó thuần túy là sự đánh giá kết quả của hành vi (Visculi et al., 1998). Mối tương quan giữa cấu trúc – hành vi – kết quả được phát triển lên một mức độ cao hơn qua việc xem xét tác động ngược lại của hành vi tới cấu trúc thị trường: có lúc hành vi có thể tạo ra sự thay đổi cấu trúc thị trường (Xem Hình 1.1).
Ví dụ, một doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất tới một mức độ tại đó đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Theo cách tiếp cận này, mức độ tập trung được coi là một yếu tố quan trọng để đánh giá cấu trúc ngành. Mức lợi nhuận cao đạt được do hoạt động hiệu quả hoặc cải tiến, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhìn chung sẽ làm tăng thị phần của doanh nghiệp, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường. Cấu trúc thị trường cũng sẽ thay đổi khi các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp sáp nhập với nhau. Các chính sách của nhà nước cũng tác động đến cả cấu trúc thị trường và hành vi của doanh nghiệp. Ngược lại, các hành vi trên thị trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ.

Hình 1. Mô hình cấu trúc – hành vi – kết quả
mô hình hành vi kết quả

Nguồn: Visculi et al. (1998)

Phản biện của cách tiếp cận cấu trúc – hành vi – kết quả: Về bản chất, đây là cách tiếp cận mang tính chất tĩnh và ngắn hạn. Xét tổng thể, cách tiếp cận này không đề xuất được một lý thuyết xuyên suốt về hoạt động của ngành và có xu hướng bỏ qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các đặc điểm của cấu trúc ngành được nhìn nhận là môi trường trong đó 




Tài liệu tham khảo


Tiếng Anh


Aaronovitch, S. (1977), “The Firm and Concentration”, in F. Green and P. Nore (eds.), Economics: An Anti- Text, Macmillan.
Adam, M. and Alder, S. (2008), “Abuse of Dominance and its Effects on Economic Development”, in: Qaqaya, H. and G. Lipimile (eds), The effects of anti- competitive business practices on developing countries and their development prospects, UNCTAD New York.
Aghion, P. and Schankerman, M. (2004), “On the welfare effects and political economy of competition- enhancing policies”, The Economic Journal, 114 (October), 800- 824.
Alvarez, A. M., Evenett, S. and Wilse- Samson, L. (2007), “Anti- Competitive Practices and the Attainment of the Millennium Development Goals: Implications for Competition Law Enforcement and Inter- Agency Cooperation”, in: Alvarez A. M. and Wilse- Samson L. H. (eds.), Implementing Competition Related Provisions in Regional Trade Agreements: is it possible to obtain development gains? United Nations: New York and Geneva
Amsden, A. H. (1989), Asia's next giant: South Korea and late industrialization, New York and Oxford: Oxford University Press.
Arestis, P. and Sawyer, M. (1999), “The macroeconomics of industrial strategy”, in: K. Cowling (ed.), Industrial policy in Europe: Theoretical perspectives and practical proposals, London: Routledge.
Asian Development Bank (2005), Asian Development Outlook 2005, ADB: Hong Kong, China.
Athukorala, P. (2004), Trade policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam, paper prepared for the Asian Development Bank and the Vietnamese Government.
Bardhan, P. (1971), “On the optimum subsidy to a learning industry: An aspect of the theory of infant- industry protection”, International Economic Review, 12,54- 70.
Caves, R. E. (1987), “Industrial policy and trade policy: the connections”, in: H. Kierzkowski (ed.), Protection and competition in international trade. Essays in honor of W. M. Corden, Oxford: Basil Blackwell.
Chamberlin, E. H. (1933), Theory of Monopolistic Competition, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Chang, H. J. (2002), Kicking Away the Ladder – Development Strategy in Historical Perspective, Anthem Press.
Clark, J. (1915), “A contribution to the theory of competitive price”, Quarterly Journal of Economics, 28,747- 71.
Clark, J. B. (1940) “Towards a Concept of Workable Competition”, American Economic Review, volume 30,380- 423.
Cook, P. (2002), “Competition and its regulation: Key Issues”, Annals of Public and Cooperative Economics, 73: 4,541- 558.
Cournot, A. (1838), Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des richesses (Researches into the Mathematical Principles of the Theory of Wealth), English translation by Nathaniel J. Bacon, New York: Macmillan, 1897.
Crew, M. A. and Rowley, C. K. (1970), “Anti- trust policy: Economics versus Management Science”, Moorgate and Wall Street, Autumn.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2003), Pulling Up. Our Socks: A Study of Competition Regimes of Seven Developing Countries of Africa and Asia: The 7- UP project, Rajasthan, India.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2006), Competition Law and Policy: Vietnam Country Report, Rajasthan, India.
Day, A. (2004), Legal Reform and Economic Development in Vietnam and China: A Comparative Analysis, MA in Law and Diplomacy thesis, Medford MA: Fletcher School, Tufts University. de Soto, H. (1989), The Other Path: The Invisible Revolution in the Third World, Harper and Row, New York.
Delrahim, M. (2005), “The Long and Winding Road: Convergence in the Application of Antitrust to Intellectual Property”, 13 George Mason Law Review 259.
Doanh, L. D. (2004), “Enterprise Law”, paper presented at the Conference on Transitional Economies, Ha Noi, June.
Dutz, M. A. and Hayri, A. (2000), “Does More Intense Competition Lead to Higher Growth?”, Policy Research Working Paper Series 2320, April, Washington, D. C. : The World Bank.
Edgeworth, F. Y. (1881), Mathematical psychics: An essay on the application of mathematics to the moral sciences, London, U. K. : Kegan Paul; reprinted, New York: M. Kelly, 1967.
Evenett, S. J. (2003), Links between Development and Competition Law in Developing Countries, Department for International Development, United Kingdom
Evenett, S. J. (2003), “Can Developing Economies Benefit from WTO Negotiations on Binding Disciplines for Hard Core Cartels?”, UNCTAD Series on Issues in Competition Law and Policy, United Nations, Geneva.
Forslid, R., Hackner, J., and Muren, A. (2005), “When do Countries Introduce Competition Policy?” C. E. P. R. Discussion Papers, CEPR Discussion Papers: 5162.
Gal, M. (2003), Competition Policy for Small Market Economies, Cambridge: Harvard University Press.
Geroski, P. (2005), “Competition Policy and National Champions,” speech presented at WIFO Vienna March, 2005.
Glen, J., Lee, K. and Singh, A. (2003), “Corporate Profitability and the Dynamics of Competition in Emerging Markets: A Time Series Analysis,” The Economic Journal, 113: 465- 484.
Glen, J., K. Lee, and A. Singh. 2001. “Persistence of profitability and competition in emerging markets”, Economics Letters, 72: 247- 253.
Grabowski, R. (1994), Import Substitution, Export Promotion, and the State in Economic Development, The Journal of Developing Areas, 28 (4), 4/94,535- 554.
Gual, J. (1995), “The three common policies: an economic analysis”, in: P. Buigues, A. Jacquemin and A. Sapir (eds.), European policies on competition, trade and industry. Conflict and complementarities, Surrey: Edward Elgar.
Haller, S. A. (2009) “The impact of multinational entry on domestic market structure and investment’, International Review of Economics and Finance, 18: 52- 62.
       Hamilton A. (1791), Reports of the Secretary of the Treasury on the Subject of Manufactures, Philadelphia, William Brown (1827).
       Huan, D. V. (2001), “Relationships between Competition Law and Other Specific Laws in Legal Regulations in Viet Nam,” Journal of Democracy and Law, 8: 13–17
       Huy, V. Q. (2004), Competition Policy in Vietnam, in: Brooks, D. H. and Evenett, S. J. (eds.), Competition Policy and Development in Asia, London: Palgrave Macmillan.
International Institute for Management Development (2000), World Competitiveness Yearbook, IMD, Switzerland.
Jenny, F. (2004), Anti- Competitive Agreements: Meaning and Examples, Caribbean Dialogue, July–September.
Jenny, F. (2006), “Cartels and Collusion in Developing Countries: Lessons from Empirical Evidence”, World Competition Law and Economics Review, Vol. 29, Issue 1.
Knight, F. (1946), “Immutable law in economics: its reality and limitations”, American Economic Review, XXXVI, 93- 111.
Kornai, J. (1980), Economics of shortage, Vol. A- B, Amsterdam, New York, Oxford: North- Holland.
Kronthaler, F. (2007), Effectiveness of Competition Law: A Panel Data Analysis, Institut für Wirstchaftsforschung Halle, Halle (Saale).
Lee, C. (2007), “Legal Traditions and Competition Policy”, in Cook, Fabella, and Lee (eds.), Competitive Advantage And Competition Policy in developing countries, Edward Elgar, Cheltenham.
Lipsey, R. G. and Lancaster, R. K. (1956), “The General Theory of the Second Best”, Review of Economic Studies, vol. 25.
List, F. (1885), “The National System of Political Economy,”  London: Longmans, Green, and Company.
Machovec, F. (1995), “Perfect competition and the transformation of economics,”  London: Routledge.
Mehta P. and Nanda M. (2003), “Competition Policy, Growth and Poverty Reduction in Developing Countries,”  United Kingdom Competition Commission.
Miroudot, S., Pinali, E. and Sauter, N. (2007), “The Impact of Pro- Competitive Reforms on Trade in Developing Countries”, OECD, Paris.
Nicholson, M. W. (2004), Quantifying Antitrust Regimes, FTC Bureau of Economics Working Papers No. 267, Federal Trade Commission.
Nickell, S. 1996. “Competition and Corporate Performance”, Journal of Political Economy, 104: 724- 746.
Pangetsu, M. (2002), “Industrial policy and developing countries”, in B. Hoekman, A. Matoo, and P. English (eds), Development, Trade and the WTO: A Handbook, Washington DC: World Bank.
Qiao, H. (2008), Vietnam: The Next Asian Tiger in The Making, Goldman Sachs Global Economics Paper No. 165, April
      Reekie, W. D. (1979), Industry, Prices and Markets, Philip Allan, Deddington.
Robinson, J. V. (1933), The Economics of Imperfect Competition, London: Macmillan. 2nd ed., 1969.
Rodrik, D. (1994). “King Kong Meets Godzilla: The World Bank and The East Asian Miracle,”  CEPR Discussion Papers 944, London, CEPR.
Sawyer, M. (1985), The Economics of Firms and Industries: Theories, Evidence and Policy, Second Edition, Rutledge, London.
Scherer, F. M. (1994), Competition Policies for an Integrated World Economy, Washington, DC: Brookings Institution.
Schumpeter, J. (1954), History of Economic Analysis (ed. by Elizabeth Boody. Schumpeter), New York, Oxford University Press.
Shepherd, W. (1997), The Economics of Industrial Organisation, 4th Ed., Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
Singh, A. (1995), How Did East Asia Grow So Fast? Slow Progress Towards an Analytical Consensus, Discussion Papers 97, Geneva, UNCTAD.
Singh, A. (2002), Competition and Competition Policy in Emerging Markets: International and Developmental Dimensions, G- 24 Discussion Papers 18, United Nations Conference on Trade and Development.
Singh, A. and Dhumale, R. (2001), “Competition Policy, Development and Developing Countries”, in: Arestis, P. ; M. Baddeley and J. McCombie (eds.), What Global Economic Crisis? pp. 122- 145. Palgrave.
Singleton, R. C. (1997), Competition Policy for Developing Countries: A Long- Run, Entry- Based Approach, Contemporary Economic Policy, Vol. 15 (2), 1- 11.
Sowell, T. (1974), Classical Economics Reconsidered, Princeton NJ: Princeton University Press.
Stewart, Clarke and Joekes (2007), Competition Law in Action: Experiences from developing countries, Canada’s International Development Research Centre.
Thuy, T. (2004), Scientific Background for Determining the Degree of Competitive Restrictive Agreements and Exemption Criteria in the Competition Law, Conference Report, MOT, Research Project 2003- 78- 009.
Tichy, G. (2001), “What do we know about success and failure of mergers? ”, Journal of Industry, Competition and Trade, Volume 1, Number 4,347- 394 (48).
Tybout, J. 2000. “Manufacturing Firms in Developing Countries: How Well Do They Do, and Why? ”, Journal of Economic Literature, vol. XXXVIII, March, pp. 11- 44.
      UNCTAD (2009), FDI Statistic Data, 15 July, unctad. Org

Tiếng Việt


Số liệu của Tổng Cục Thống Kê Các báo cáo của Chính phủ
Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, Cục QLCT (2009)

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;



>> LINK ĐỌC THAM KHẢO TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC  Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh

====================


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét