Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế

Bài Báo Khoa Học Nghiên Cứu Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam

Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế





Trên cơ sở xem xét chính sách tỷ giá của Việt Nam trong gần hai thập niên gần đây, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động gần đây, bài nghiên cứu này khuyến nghị rằng nhanh chóng dịch chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam đã hội tụ đủ một số các điều kiện quan trọng như giá cả của hầu hết các loại hàng hóa đã vận hành theo cơ chế thị trường, và tuy có độ mở của nền kinh tế lớn nhưng Việt Nam không phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác thương mại nào. Để chính sách tỷ giá thả nổi có kiếm soát thực sự phát huy tác dụng, làm nâng uy tín của VND, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện khác như:

(i) Xây dựng một ngân hàng trung ương hoạt động tương đối độc lập có nhiệm vụ chính là kiếm soát lạm phát theo mục tiêu và

(ii) Xây dựng thị trường ngoại hối hiện đại sao cho có nhiều sản phẩm phái sinh liên quan đến ngoại hối có tác dụng phòng ngừa và chia sẻ rủi cho cho nền kinh tế và hấp dẫn được nhiều tác nhân kinh tế tham gia.

Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện còn thiếu để chuyển hẳn sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, NHNN cũng cần có những biện pháp nhằm giảm bớt những hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá hiện tại. Công khai thường kỳ chính sách tỷ giả, áp dụng các chính sách lãi suất để nâng cao uy tín VND, và áp dụng một số biện pháp thuế quan ở mức hợp lý nhằm giảm áp lực giảm giá VND là các chính sách cần quan tâm trong thời gian tới.

Dẫn nhập


Kể từ sau sự sụp đổ của các chế độ bản vị vàng (trước Thế chiến thứ Hai) Và chế độ Bretton Woods[6] mà thời kỳ hoàng kim là giai đoạn 1958-1971, đã nhiều cơ chế tỉ giá xuất hiện trên thế giới. Một quốc gia lựa chọn một cơ chế tỉ giá nào đó không những phụ thuộc vào lợi ích mà cơ chế đó đem lại cho nền kinh tế tại thời điểm đó mà còn phụ thuộc vào việc liệu quốc gia đó có thể duy trì được cơ chế đó như nó đã hứa hay không. Chẳng hạn, nếu một quốc gia lựa chọn chính sách tỉ giá cố định thì vấn đề đặt ra là liệu quốc gia đó có khả năng duy trì được tỉ giá đã tuyên bố hay không trước các biến động bên ngoài. Và nếu quốc gia chọn cơ chế tỉ giá thả nổi thì liệu nền kinh tế có khả năng chấp nhận được sự dao động của tỉ giá theo thời gian hay sau đó lại phải quay trở lại các biện pháp can thiệp trực tiếp? Ngoài ra việc lựa chọn cơ chế tỉ giá còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, vào khả năng quản trị hệ thống tài chính của ngân hàng của quốc gia, và vào thứ tự ưu tiên trong chính sách[7].

Năm 2009 là năm đánh dấu nhiều biến động cả trên thị trường ngoại hối lẫn các phản ứng chính sách trước những biến động đó ở Việt Nam. Trên thế giới, xu hướng chuyển dịch tương quan giữa các đồng tiền dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đối với cán cân thanh toán, các luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như các chính sách vĩ mô của Việt Nam đặc biệt là các chính sách liên quan đến tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Ở trong nước, sự mất giá liên tục của tiền đồng và những thay đổi trong chính sách quản lí tỉ giá gây tâm lí lo ngại của người dân. Điều này dẫn đến nhu cầu cần xem xét lại cơ chế điều hành tỉ giá hiện nay của Việt Nam và liệu đã đến lúc Việt Nam cần chuyển sang một cơ chế điều hành khác.

Gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều những nỗ lực nghiên cứu về cơ chế tỉ giá của ViệtNam. Đáng kể nhất trong số đó là các nghiên cứu của Võ Trí Thành et al. (2000), Ohno (2003), Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng cơ chế tỉ giá của Việt Nam, một mặt cần được duy trì ổn định, nhưng mặt khác nên linh động hơn nữa theo tín hiệu thị trường. Võ Trí Thành et al. (2000) Đề xuất Việt Nam nên theo cơ chế neo tỉ giá theo rổ tiền tệ với biên độ điều chỉnh dần (Band-Basket-Crawling) Còn Ohno (2003) Đề xuất Việt Nam nên theo cơ chế neo tỉ giá có điều chỉnh (crawling peg). Trên thực tế, trong những năm vừa qua Việt Nam đã theo đuổi cơ chế neo tỉ giá có điều chỉnh như đề xuất của hai nghiên cứu trên. Nhưng hai nghiên cứu gần đây của Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009) Và Nguyễn Trần Phúc (2009) Lại chỉ ra rằng cơ chế neo tỉ giá có điều chỉnh này không hoạt động hiệu quả, gây ra các bất ổn cho thị trường tài chính. Không những thế, nó còn ngăn cản sự phát triển của thị trường ngoại hối của Việt Nam.

Bài nghiên cứu này xem xét các xu hướng cơ chế tỉ giá trên thế giới trong những thập niên vừa qua, triển vọng trong thời gian tới, và đánh giá cơ chế tỉ giá hiện tại của Việt Nam.

Tương tự Nguyễn Trần Phúc (2009), chúng tôi cho rằng cơ chế neo tỉ giá có điều chỉnh của Việt Nam hiện nay hoạt động không hiệu quả. Chúng tôi còn cho rằng Việt Nam đã “bơi’ đến giữa dòng của hai dải cơ chế tỉ giá và tốt hơn cả là Việt Nam nên ‘bơi nhanh hơn’ sang chế độ tỉ giá thả nổi có quản lí thay vì quay trở lại cơ chế neo tỉ giá như trong các giai đoạn sau khủng hoảng trước đây. Một số điều kiện cần đạt được để áp dụng hiệu quả cơ chế tỉ giá thả nổi có quản lí cũng sẽ được xem xét.

Xu hướng áp dụng các chế độ tỉ giá trên thế giới


Xu hướng gần đây


Kể từ sau sự sụp đổ của các chế độ bản vị vàng (trước Thế chiến thứ Hai) Và chế độ Bretton Woods mà thời kỳ hoàng kim là giai đoạn 1958-1971, sự ổn định gần như tuyệt đối về tỉ giá trao đổi giữa các đồng tiền lớn đã biến mất. Các cường quốc trên thế giới lần lượt thả nổi tỉ giá của đồng tiền nước mình với USD. Tuy nhiên, cơ chế tỉ giá cố định không vì thế mà bị biến mất; Nó vẫn tiếp tục hiện diện nhưng dưới những hình thức khác nhau. Bảng 1 mô tả tám chế độ tỉ giá theo phân loại của IMF. Số lượng các quốc gia áp dụng từng chế độ tỉ giá đó trên thực tế trong hai năm 1997 và 2008 cũng được thể hiện trong bảng. Mặc dù có sự đa dạng trong việc lựa chọn các chế độ tỉ giá giữa các nước nhưng về cơ bản có hai xu hướng sau được hình thành khá rõ nét.

Xu hướng 1: Chuyển dịch mạnh từ chế độ hai (nhiều) Tỉ giá (dual or multiple exchange rates) Sang chế độ tỉ giá thống nhất (unified exchange rate)


Kể từ những năm 1990 trở lại đây, xu hướng chuyển sang chế độ tỉ giá thống nhất đã trở thành xu hướng mang tính toàn cầu. Hình 1 thể hiện xu hướng này. Từ tỉ lệ 38% các nước trong danh mục quan sát của IMF áp dụng chế độ hai hoặc nhiều tỉ giá, con số này đã giảm xuống còn khoảng 7% vào năm 2001. Nghiên cứu của Rogoff et al. (2004) Cho thấy rằng các chế độ hai tỉ giá là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế bị méo mó nặng, kìm hãm sự tăng 7 trưởng kinh tế, và gây ra lạm phát cao. Các nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng trong giai đoạn 1970-1999, nhóm các nước áp dụng chế độ hai tỉ giá có mức tăng trưởng kinh tế trên đầu người chỉ có 0,6%/năm, trong khi đó nhóm các nước áp dụng chế độ tỉ giá thống nhất, tỉ lệ này khoảng 1,8%. Tương tự, mức lạm phát hằng năm ở nhóm các quốc gia áp dụng chế độ hai tỉ giá thường rất cao, lên đến 175%; Trong khi ở nhóm các quốc gia áp dụng chế độ tỉ giá thống nhất chỉ khoảng 22%.

Hình 1. Tỉ lệ các nước sử dụng chế độ hai tỉ giá trên thực tế, 1973-2001

Hình 1. Tỉ lệ các nước sử dụng chế độ hai tỉ giá trên thực tế, 1973-2001

Nguồn: Rogoff et al. (2004) Hình 2.2 8

Bảng 1. Các cơ chế tỉ giá theo phân loại của IMF

Bảng 1. Các cơ chế tỉ giá theo phân loại của IMF

Nguồn: IMF (2000) Và IMF (2008)

Ghi chú: (*) Cơ chế tỉ giá của Việt Nam đến tháng 4/2008 được IMF xếp vào nhóm Neo cố định. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu xét một quá trình thì cơ chế tỉ giá của Việt Nam nên được xếp vào nhóm Neo tỉ giá có điều chỉnh.

Xu hướng 2: Dịch chuyển về hai thái cực chế độ tỉ giá


Xu hướng lựa chọn chế độ tỉ giá thứ hai trong hai thập kỉ gần đây là việc các quốc gia có xu hướng dịch chuyển về hai cực chế độ tỉ giá: Cố định và thả nổi. Xu hướng này củng cố giả thuyết “không có chỗ đứng bền vững cho các chế độ tỉ giá “đứng giữa”. Hình 2 cho thấy số lượng các nước đứng giữa hai thái cực có xu hướng giảm dần trong thập niên 1990. Đến 2008, số nước thuộc nhóm này chỉ chiếm chưa đến 7% (Bảng 1).

Cũng cần lưu ý là mặc dù có sự dịch chuyển sang hai thái cực nhưng xu hướng dịch về hướng cơ chế tỉ giá thả nổi tỏ ra mạnh hơn. Chế độ tỉ giá tương đối cố định dường như phù hợp cho các nước đang phát triển với độ mở của nền kinh tế thấp hoặc các nước có nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc mạnh vào một quốc gia lớn. Chế độ tỉ giá này có thể giúp chính phủ của các quốc gia đang phát triển duy trì được tín nhiệm của mình, nhờ đó giúp nền kinh tế có được mức lạm phát thấp hơn với mức hi sinh tăng trưởng thấp hơn và ngăn chặn khủng hoảng tốt hơn (Rogoff et al., 2004). Nó cũng được một số nước lớn có quỹ dự trữ ngoại hối lớn, như Trung Quốc trong những năm gần đây, áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng thông qua xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, đối với các nước mới nổi (emerging economies[8]), với độ mở của nền kinh tế lớn, chế độ tỉ giá cứng nhắc là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng cán cân thanh toán (Rogoff et al., 2004.). Hơn nữa chế độ tỉ giá cứng nhắc cũng không chứng tỏ được là có thể giúp cho nền kinh tế có lạm phát thấp và tăng trưởng cao. Đây là lí do chủ yếu khiến các nước mới nổi chuyển dịch sang chế độ tỉ giá linh hoạt hơn. Còn với các nước phát triển (advanced economies), chế độ tỉ giá thả nổi mang lại tăng trưởng và không gây ra lạm phát. Với hệ thống tài chính tương đối hoàn thiện, tỉ giá thả nổi đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các tác động của các cú sốc kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài.

Hình 2. Phân loại các chế độ tỉ giá áp dụng trên thực tế của IMF, 1990-2001

Hình 2. Phân loại các chế độ tỉ giá áp dụng trên thực tế của IMF, 1990-2001

Nguồn: Hình 2.6, Rogoff et al. (2004)

Ghi chú: Báo cáo của IMF giai đoạn trước 2004, xếp các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vào nhóm Linh hoạt thấp. Tuy nhiên, khu vực này đã được chuyển sang nhóm các nước có chế độ thả nổi từ năm 2008.

Sự dùng dằng của một số nước mới nổi khi chuyển từ chế độ neo tỉ giá sang chế độ tỉ giá thả nổi được quy cho cái gọi là “nỗi lo sợ thả nổi tỉ giá”  (fear of floating). Calvo và Reinhart (2002) Lập luận rằng nỗi lo sợ thả nổi tỉ giá xuất phát từ các lí do như lo lắng về việc mất tín nhiệm chính sách, lo sợ về hiệu ứng “bệnh Hà Lan’ (Dutch disease) Nếu như đồng tiền tăng giá mạnh, và lo sợ về lạm phát và tăng nợ nước ngoài (currency mismatches) Trong trường hợp đồng tiền mất giá mạnh. Việc áp dụng một số các biện pháp can thiệp như kiểm soát nguồn vốn, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối nhằm đạt mức tỉ giá mục tiêu (ngầm định) Để hạn chế các tác động do thả nổi tỉ giá thường xuyên được các quốc gia mới nổi áp dụng khi dời bỏ chế độ neo tỉ giá.

Các xu hướng lớn về tỉ giá trên thế giới sau khủng hoảng 2007-2009

............................
........................

LINK ĐỌC TOÀN BỘ Bài Báo Khoa Học Nghiên Cứu Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam  Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế

===============

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét