Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020



SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV (Nghị quyết Đại hội XV) Đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và 2020. Nghị quyết Đại hội XV là bước cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu phát triển hướng tới một tinh công nghiệp theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 113/ QĐ- TTg ngày 20/01/2012. Việc thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả tốt, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tiếp tục tăng lên, các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển, môi trường đầu tư được cải thiện.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những thay đổi lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh hiện nay và tác động không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển đến năm 2015 cũng như đến năm 2020.
Trước hết, có thể nói, bối cảnh biến động kinh tế thế giới và khu vực có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, trực tiếp (trung hạn) Tới phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Các quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực, nhất là Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm thay đổi các điều kiện phát triển.
Trước tình hình mới có nhiều khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - Xã hội cả nước, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu của Đại hội Đảng và của Quốc Hội.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020 (tại Quyết định số 339/ QĐ- TTg ngày 19/02/2013), trong đó đã xác định mục tiêu: “Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng được phê duyệt tại Quyết định số 795/ QĐ- TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được phê duyệt tại Quyết định số 198/ QĐ- TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cần phát triển kinh tế - Xã hội nhanh và bền vững, là đầu tầu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xanh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát huy vai trò dẫn đầu cả nước về ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý. Nằm trong tiểu vùng Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc được xác định là một cực phát triển trong hệ thống các đô thị của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là nơi tập trung các trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp vùng, tập trung hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, khu nông ngiệp kỹ thuật cao và các trung tâm nghiên cứu – chuyển giao công nghệ cấp vùng và cả nước.
Đặc biệt, các chương trình, dự án đầu tư lớn về phát triển hạ tầng liên quan đến Vĩnh Phúc như, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã hoàn thành giai đoạn I và đi vào khai thác, hệ thống các đường vành đai của Thủ đô Hà Nội, hệ thống đường sắt cũng đã và đang được quan tâm đầu tư… sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác, giao lưu kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Xã hội của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các địa phương trong Vùng Thủ đô Hà Nội.
Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới gắn liền với nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới, Trung ương Đảng, Chính phủ đã và đang chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu đánh giá tổng kết các giai đoạn phát triển đã qua (trong đó có tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới), xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội cho giai đoạn đến năm 2020. Theo đó, nhiều tư tưởng, giải pháp mới đã và đang được đề xuất, luận giải và làm rõ, đặc biệt là những cải cách thể chế kinh tế theo hướng hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thay đổi các điều kiện, yếu tố phát triển kinh tế - Xã hội trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ nêu trên là rất lớn, có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
Để cơ sở khoa học cho việc chuẩn bị các văn kiện về phát triển kinh tế - Xã hội cho kỳ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ sắp tới cũng như để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm 2016- 2020, “Đề án phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020”  tập trung làm rõ, đánh giá tác động của những yếu tố và điều kiện mới đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp, kiến nghị nhằm xác định mục tiêu, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020 cho phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2014 và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh năm 2015. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020, làm cơ sở cho việc tăng cường quản lý Nhà nước và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - Xã hội có hiệu quả và hiệu lực.. . Đảm bảo phát triển nhanh và bền vững đưa Vĩnh Phúc trở thành cực phát triển năng động của vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

.................................

Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng chậm, tỷ trọng đầu tư trên GRDP có xu hướng giảm dần
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ, công tác thu hút đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 4 năm (2011- 2014) Đạt 66,81 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 5,2%/ Năm. Dự kiến năm 2015 đạt khoảng 19,9 nghìn tỷ đồng; Vốn đầu tư cả giai đoạn 2011 – 2015 đạt 86,7 nghìn tỷ đồng, đạt so với mục tiêu đề ra (80 – 85 nghìn tỷ đồng), tăng trưởng bình quân 6,6%/ Năm.
Tỷ trọng đầu tư trên GRPD vì vậy cũng có xu hướng sụt giảm từ 33,5% năm 2010 xuống còn 27% năm 2014 và dự kiến đến năm 2015 đạt 27%. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư đã có sự cải thiện đáng kể, hệ số ICOR đã giảm từ 5,1 giai đoạn 2006 – 2010 xuống còn 4,6 trong giai đoạn 2011 – 2015.

Tài liệu gồm nhiêu số liệu thống kê, định hướng phát triển tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2014-2015, tài liệu gồm gần 100 trang., nội dung cơ bản:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN 4
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 6
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 6
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
PHẦN 1.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2014 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2015 8
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 8
1. Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế 8
2. Đầu tư phát triển 10
3. Thu, chi ngân sách 12
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 13
1. Phát triển công nghiệp và xây dựng 13
2. Các ngành dịch vụ 16
3. Phát triển nông nghiệp và nông thôn 18
4. Công tác giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội 22
5. Giáo dục và đào tạo 24
6. Y tế, chăm sóc sức khỏe 26
7. Văn hóa, thể thao 27
8. Môi trường sinh thái 29
9. Hiện trạng an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội 30
10. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật 31
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC THỜI KỲ 2011-2015 32
1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 32
2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 34
PHẦN 2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 38
I. DỰ BÁO BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 38
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 38
2. Bối cảnh trong nước 39
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 43
1. Lợi thế phát triển trong giai đoạn tới năm 2020 43
2. Hạn chế phát triển 43
3. Cơ hội phát triển trong 5 năm tới 44
4. Các thách thức của tỉnh từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo 46
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 47
1. Quan điểm phát triển 47
2. Mục tiêu phát triển 48
3. Các phương án phát triển 49
IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 53
1. Phát triển công nghiệp 53
2. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển dịch vụ 56
3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản 61
4. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo 63
5. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân 65
6. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa, thể thao 67
7. Bảo vệ môi trường 70
8. Giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo 71
9. Quốc phòng, an ninh trật tự xã hội 71
10. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng 72
11. Phát triển đô thị 73
PHẦN 3.CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 75
I. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ 75
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư 75
2. Các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư 75
II. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 78
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 81
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 83



  LINK DOWNLOAD ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

=================

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

TỔNG QUAN NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

TỔNG QUAN NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM



Tổng Quan Ngành Điện Việt Nam

- Giai đoạn 1954 – 1975: Từ chiến tranh đến thống nhất Đất nước
Ngay khi miền Bắc vừa được giải phóng, cán bộ công nhân viên ngành Điện cùng nhau vượt qua khó khăn, khẩn trương xây dựng các công trình nguồn và lưới điện mới, phục vụ tái thiết đất nước. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, các cơ sở điện lực là những mục tiêu trọng điểm và đã đương đầu với 1.634 trận đánh phá và chịu nhiều tổn thất. Trong giai đoạn này, Cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên chuyên trách lĩnh vực điện là Cục Điện lực trực thuộc Bộ Công Thương đã được thành lập. 2nhà máy nhiệt điện và thủy điện lớn nhất được xây dựng trong giai đoạn này là Uông Bí và Thác Bà góp phần quan trọng nâng tổng công suất nguồn điện toàn quốc đạt 1.326,3MW, tăng đến 42 lần so với vẻn vẹn 31,5MW vào tháng 10/1954.
lược sử ngành điện việt nam
- Giai đoạn 1976 – 1994: Khôi phục và xây dựng nền tảng
Ngành Điện đã tập trung phát huy nội lực phát triển nguồn, lưới điện theo quy hoạch, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Để thực hiện các tổng sơ đồ phát triển điện lực Chính phủ đã phê duyệt, ngành Điện khẩn trương xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (440 MW), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW), tăng nguồn điện ở miền Bắc lên gần 5 lần, tạ bước ngoặt lớn về lượng và chất trong cung cấp điện ở miền Bắc. Ở phía Nam, Nhà máy Thủy điện Trị An (400 MW) Đã nâng tổng công suất ở miền Nam lên 1.071,8 MW, đảm bảo nguồn điện cung cấp cho khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong cả nước.
Về lưới điện, hàng loạt các đường dây và trạm biến áp 220 kV như đường dây 220Kv Thanh Hóa – Vinh, Vinh – Đồng Hới, đường dây 110kV Đồng Hới – Huế - Đà Nẵng… cũng được khẩn trương xây dựng và vận hành. Đặc biệt, trong giai đoạn này, việc hoàn thành đường dây 500 kV Bắc – Nam với tổng chiều dài 1.487 km và 4 trạm biến áp 500 kV đã mở ra một thời kỳ mới cho hệ thống điện thống nhất trên toàn quốc. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng khi mà hiệu quả khai thác nguồn điện được nâng cao, nhờ đó lực lượng cơ khí điện, lực lượng xây lắp điện, lực lượng tư vấn thiết kế,… cũng trưởng thành nhanh chóng.
- Giai đoạn 1995 – 2002: Hoàn thiện và phát triển
Thời điểm điện năng được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lịch sử ngành điện ghi nhận dấu ấn ngày 27/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/ NĐ- CP thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Là đơn vị điều hành toàn bộ công việc của ngành Điện. Ngành điện chính thức có bước ngoặt trong đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong giai đoạn này, nhiều biện pháp huy động vốn trong và ngoài nước được đưa ra nhằm tăng cường xây dựng và đưa vào vận hành nhiều công trình trọng điểm như Nhà máy thủy điện Ialy (720 MW), Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa mi (475 MW), nâng cấp công suất Nhà máy nhiệt điện Phả Lại lên 1.000 MW,… Đặc biệt, việc hoàn thành xây dựng Trung tâm Điện lực Phú Mỹ đã đưa trên 2.000 MW vào vận hành và phát điện, nâng tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống điện lên 9.868 MW, giảm áp lực cung ứng điện cho sự phát triển nhanh chóng của khu vực miền Nam. Mạng lưới truyền tải điện cũng được nâng cấp với hàng ngàn km đường dây và trạm biến áp 220 kV, 110 kV cùng đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 2.
- Giai đoạn 2003 – nay: Tái cơ cấu
Từ năm 2003 đến nay, ngành công nghiệp điện Việt Nam được tổ chức lại nhiều lần nhằm đảm bảo vận hành thống nhất và ổn định hệ thống điện trong cả nước. EVN chuyển đổi mô hình quản lý, trở thành tập đoàn kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, nắm vai trò chủ đạo trong đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng điện lực. Khối lượng đầu tư xây dựng trong giai đoạn này lên đến 505.010 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,14% tổng đầu tư cả nước.
......................
>>  ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM TÍNH ĐẾN 2015 2016
======================================

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI

BÀI BÁO KHOA HỌC TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI



Ngành điện là một mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị năng lượng trên thế giới


Con người thường dùng 03 cách chính đem nguồn năng lượng thô sau khai thác vào tiêu thụ. Cách đơn giản nhất đó là sử dụng trực tiếp như một số loại than đá, năng lượng mặt trời, nhưng thường tốn kém và không hiệu quả. Cách thứ 2 là thông qua các nhà máy để xử lý nguồn năng lượng này cho phù hợp với nhu cầu (ví dụ như nhà máy lọc dầu). Cách cuối cùng là chuyển hóa năng lượng thành dạng năng lượng thứ cấp khác để đi vào sử dụng, phổ biến nhất chính là chuyển hóa thành điện năng thông qua các nhà máy điện.
mạng lưới nguồn và sản xuất điện cung cấp và tiêu thụ điện năng trên thế giới

Nguồn nhiên liệu


Trên thế giới, nguồn tài nguyên năng lượng được chia làm 2 nhóm chính:

- Năng lượng tái tạo là loại năng lượng được tạo ra từ những nguồn được bổ sung liên tục hoặc những nguồn được xem là vô hạn với khả năng khai thác của con người. Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt…

- Năng lượng không tái tạo là những loại năng lượng còn lại, chủ yếu là năng lượng hạt nhân và các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than đá…

Không được sinh ra trong tự nhiên như những loại năng lượng sơ cấp, điện năng là một loại năng lượng đặc biệt (năng lượng thứ cấp) Chỉ được hình thành qua quá trình chuyển hóa từ các dạng năng lượng trên. Do đó sự phát triển của các loại năng lượng sơ cấp có ý nghĩa sống còn với sự phát triển của ngành điện trên thế giới.

Sự phát triển của nguồn năng lượng sơ cấp

Từ sơ khai, phương thức khai thác giản đơn. Năm 1900, tổng năng lượng khai thác trên toàn thế giới chỉ là 486,8 Mtoe (Triệu tấn dầu quy đổi), trong đó than đá là nguồn năng lượng chủ yếu, chiếm đến 95% tổng sản lượng. Lúc này con người đã khai thác một lượng rất ít năng lượng từ khí đốt (6,3 Mtoe), dầu mỏ (20,2 Mtoe) Và thủy năng (0,2 Mtoe), còn năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo vẫn chưa được đưa vào khai thác.

tình hình khai thác năng lượng trên thế giới sơ cấp 

LINK ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI

==============


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

PHÁT TRIỂN MẠNH KHU VỰC DỊCH VỤ, ĐẶC BIỆT COI TRỌNG CÁC DỊCH VỤ CAO CẤP NHIỀU GIÁ TRỊ GIA TĂNG

PHÁT TRIỂN MẠNH KHU VỰC DỊCH VỤ, ĐẶC BIỆT COI TRỌNG CÁC DỊCH VỤ CAO CẤP NHIỀU GIÁ TRỊ GIA TĂNG





A- MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ


I- VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ VÀ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY CỦA CON NGƯỜI


Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Trên giác độ hàng hóa, dịch vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn một nhu cầu nào đó của thị trường. Theo quan niệm phổ biến chung, dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người. Dịch vụ là một quá trình hoạt động diễn ra theo một trình tự bao gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau. Mỗi khâu, mỗi bước có thể là những dịch vụ nhánh hoặc dịch vụ độc lập với dịch vụ chính.

Từ những khái niệm trên về dịch vụ, chúng ta thấy rằng dịch vụ phải gắn với hoạt động để tạo ra nó. Các nhân tố cấu thành dịch vụ không như những hàng hóa hiện hữu, chúng không tồn tại dưới dạng hiện vật. Như vậy, dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà hàng hóa hiện hữu không có.

Trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống nói chung, dịch vụ đóng một vai trò rất quan trọng. Kinh tế càng phát triển, dịch vụ càng trở nên quan trọng hơn. Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy, dịch vụ là khu vực góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị các ngành sản xuất; đồng thời dịch vụ cũng là khu vực phục vụ mọi nhu cầu của con người, nâng cao dân trí làm cho đời sống của con người văn minh hơn và từ đó tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, khu vực dịch vụ mang lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, lên đến mức 70- 75%, của hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển và những nước công nghiệp mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, khối EU, Singapore, Hàn Quốc. Trong kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia, dịch vụ được coi là ngành mũi nhọn mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Số liệu thống kê cho thấy, ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Khu vực  dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, tài chính- ngân hàng cho đến lĩnh vực y tế, giáo dục, tư vấn.. .

1- Vai trò của dịch vụ trong các hoạt động kinh tế


Dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Có thể thấy rằng dịch vụ chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào”“đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác. Trong quá trình chuyên chở hoặc lưu thông, hàng hóa luôn bị đe dọa bởi những rủi ro có thể gây thiệt hại về vật chất, các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa sẽ gánh đỡ những rủi ro và làm cho thương mại trở nên an toàn hơn, ít tổn thất hơn. Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp các bên đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ kinh tiêu như dịch vụ đại lý, bán buôn, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất.

Bên cạnh đó, các dịch vụ như nghiên cứu và phát triển, thiết kế, tiếp thị, phân phối,… đã thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất hàng hóa và có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra các giá trị gia tăng đối với các sản phẩm hàng hóa. Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất máy tính sẽ không thể tồn tại nếu như không có các dịch vụ cung cấp phần mềm để vận hành được tích hợp vào trong máy. Đối với phát triển công nghiệp, vai trò của dịch vụ đã được chứng minh ở nhiều nước. Tác động của khu vực dịch vụ đến phát triển có thể qua nhiều phương thức và nhiều kênh khác nhau, song có thể nhìn thấy rõ nhất nếu đặt dịch vụ ở vị trí là đầu vào của ngành công nghiệp. Theo một nghiên cứu, các dịch vụ đầu vào trở nên đặc biệt quan trọng nếu muốn gia tăng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, dịch vụ hình thành và phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội. Sự phát triển của dịch vụ góp phần làm cho phân công lao động trở nên sâu rộng hơn.

Nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng phong phú và đa dạng. Hiện nay, sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao, thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển. Vai trò của dịch vụ được phản ánh rõ nét nhất ở số lượng lao động trong ngành dịch vụ và tỷ trọng của nó trong GDP. Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ hàng năm tạo ra 80% cơ hội việc làm, xuất khẩu dịch vụ chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước phát triển vào ngành dịch vụ chiếm 40% tổng giá trị đầu tư. Nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ, tập trung phát triển dịch vụ tài chính, cảng biển, du lịch, hàng không,… Nhờ đó, lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, đóng góp của dịch vụ vào GDP ngày càng lớn. Như vậy, liên quan đến vấn đề công ăn việc làm để tăng thu nhập của người dân, các ngành dịch vụ đã góp phần giải quyết tốt vấn đề này. Trong vòng hơn 4 thập kỷ qua, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ đã tăng lên ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ưu thế của khu vực dịch vụ trong giải quyết việc làm đã giúp khu vực này hấp thụ phần lớn lực lượng lao động dôi dư của khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình đô thị hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp của các quốc gia.

2- Vai trò của dịch vụ đối với phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn


Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, làm thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, mà còn giúp mở rộng thị trường nông sản, đa dạng hóa cơ cấu ngành, nghề ở nông thôn, nâng cao đời sống của người dân. Thực tế cho thấy rằng, sản xuất nông nghiệp đòi hỏi đầu vào ở nhiều ngành dịch vụ, từ các dịch vụ về vốn, giống, thủy lợi, canh tác cho đến các dịch vụ hỗ trợ khâu chế biến và tiêu thụ nông sản như bao bì, đóng gói, vận tải, kho bãi, phân phối, marketing,…Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn đã xuất hiện này càng nhiều các ngành, nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động này đòi hỏi các dịch vụ đầu vào cũng như các dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy, các dịch vụ như tài chính- ngân hàng, viễn thông, thương mại,… có điều kiện phát triển tốt ở khu vực nông thôn.

Sự đa dạng hóa các ngành, nghề của kinh tế nông thôn cũng đã dẫn tới sự đa dạng hóa nghề nghiệp của những người dân nông thôn, kéo theo những thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu xã hội, và các nhu cầu mới của người dân. Đứng trước tình hình đó, nhiều ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu văn hóa, giải trí ở nông thôn đã ra đời và phát triển khá mạnh ở khu vực này. Nhiều chính quyền địa phương đã phát huy lợi thế của mình để tập trung phát triển các ngành dịch vụ với vai trò là ngành kinh tế chính của địa phương, như các dịch vụ du lịch,… Sự xuất hiện của các dịch vụ xã hội liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục, môi trường, viễn thông, nghe nhìn ở khu vực nông thôn đã đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển triển nông thôn toàn diện.

3- Vai trò của dịch vụ trong việc phát triển con người


Để tiến hành các hoạt động kinh tế thành công, thì nguồn lực con người - với thể chất khỏe mạnh và có kỹ năng- đóng một vai trò then chốt. Đáp ứng yêu cầu này, các dịch vụ về y tế, giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Người ta đã xác định được rằng, ở những nước đã công nghiệp hóa thành công và có mức thu nhập cao, như Nhật Bản chẳng hạn, vốn con người chiếm tới hơn 80% tổng tài sản quốc gia. Chính vì vậy, trong số các giải pháp thì phát triển giáo dục và y tế được coi là quốc sách hàng đầu. Đây là những ngành dịch vụ có tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Nếu đánh giá dựa trên chỉ số phát triển con người (HDI), thì trình độ phát triển con người phụ thuộc vào 3 yếu tố chủ yếu là: tuổi thọ, kiến thức và mức sống.

LINK ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC PHÁT TRIỂN MẠNH KHU VỰC DỊCH VỤ, ĐẶC BIỆT COI TRỌNG CÁC DỊCH VỤ CAO CẤP NHIỀU GIÁ TRỊ GIA TĂNG

===========

Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh

Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh





Các cách tiếp cận về cạnh tranh


Cạnh tranh mang tính nguyên tử (Atomistic competition)


Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay David Ricardo nhìn nhận cạnh tranh là một quá trình thì theo trường phái kinh tế học tân cổ điển với các đại diện như Cournot, Edgeworth, Clark, và Knight cạnh tranh được xem như một trạng thái. Thị trường được phân tích ở trạng thái cân bằng từ giả định cạnh tranh hoàn hảo và phụ thuộc vào các lực cầu và cấu trúc giá thành.
Cạnh tranh hoàn hảo dẫn tới hiệu quả Pareto và cân bằng tổng thể trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế. Các giả định cơ bản của trường phái này là:
  1. Hiệu quả kinh tế theo quy mô bị loại trừ khi sản lượng nhỏ hơn một mức nhất định (ví dụ các doanh nghiệp hoạt động có quy mô tối thiểu hóa chi phí nhỏ đến mức không thể tác động đến giá)
  2. Không có các tác động ngoại biên đến sản xuất hoặc tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiếm khi các giả định trên được đảm bảo và do đó, kết luận của trường phái này cần phải được xem xét đánh giá lại. Chẳng hạn, theo kinh tế học trường phái Keynes, quá trình phi cân bằng (disequilibrium process) có thể sẽ không đưa nền kinh tế tới trạng thái cân bằng tổng thể. Từ lập luận này đã hình thành nên lý thuyết về cái tốt thứ nhì (second best theory) theo đó nếu như trong một khu vực của nền kinh tế không có cạnh tranh hoàn hảo thì nếu đưa một khu vực khác tới trạng thái cạnh tranh hoàn hảo cũng chưa hẳn sẽ làm cho nền kinh tế xét ở góc độ tổng thể trở nên tốt đẹp hơn (Lipsey và Lancaster 1956).

Cạnh tranh khả thi (Workable competition)


Cách tiếp cận cạnh tranh khả thi hàm ý rằng mức độ cạnh tranh trong một ngành nên được xem xét theo khía cạnh kết quả hoạt động hơn là theo cấu trúc thị trường. Theo đó, nền kinh tế chưa từng bao giờ, và không thể có một trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. Một số tính chất của hoạt động kinh tế trong thế giới thực, đặc biệt là tính phi chắc chắn, thiếu thông tin và sự linh hoạt trong đầu tư – mà theo lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo được giả định là không tồn tại
– lại đóng vai trò rất quan trọng. Clark (1940) đã phát triển lý luận về cái tốt thứ nhì với lập luận rằng khi thiếu vắng một hoặc nhiều hơn các điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo thì không nhất thiết phải đạt được các điều kiện khác.
Hơn nữa, ít nhất trong hai trường hợp cạnh tranh hoàn hảo không phải là điều lý tưởng: (i) Khi hiệu quả kinh tế theo quy mô đóng vai trò lớn đến mức mà thị trường chỉ tạo điều kiện cho một số ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ở mức chi phí trung bình tối thiểu (độc quyền tự nhiên); (ii) Khi sự khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo ra lợi ích chuyên biệt một cách đáng kể. Điều này không tồn tại theo mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo (khái niệm cạnh tranh không hoàn hảo của Robinson và Chamberlain).
Từ khái niệm này đã xây dựng nên lý thuyết về cấu trúc – hành vi – kết quả (structure – conduct – performance), theo đó mối liên hệ giả định giữa ba khái niệm khác nhau đó như sau: cấu trúc của một thị trường giải thích hoặc xác định phần lớn hành vi của các thành viên tham gia thị trường, và kết quả hoạt động của thị trường đó thuần túy là sự đánh giá kết quả của hành vi (Visculi et al., 1998). Mối tương quan giữa cấu trúc – hành vi – kết quả được phát triển lên một mức độ cao hơn qua việc xem xét tác động ngược lại của hành vi tới cấu trúc thị trường: có lúc hành vi có thể tạo ra sự thay đổi cấu trúc thị trường (Xem Hình 1.1).
Ví dụ, một doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất tới một mức độ tại đó đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Theo cách tiếp cận này, mức độ tập trung được coi là một yếu tố quan trọng để đánh giá cấu trúc ngành. Mức lợi nhuận cao đạt được do hoạt động hiệu quả hoặc cải tiến, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhìn chung sẽ làm tăng thị phần của doanh nghiệp, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường. Cấu trúc thị trường cũng sẽ thay đổi khi các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp sáp nhập với nhau. Các chính sách của nhà nước cũng tác động đến cả cấu trúc thị trường và hành vi của doanh nghiệp. Ngược lại, các hành vi trên thị trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ.

Hình 1. Mô hình cấu trúc – hành vi – kết quả
mô hình hành vi kết quả

Nguồn: Visculi et al. (1998)

Phản biện của cách tiếp cận cấu trúc – hành vi – kết quả: Về bản chất, đây là cách tiếp cận mang tính chất tĩnh và ngắn hạn. Xét tổng thể, cách tiếp cận này không đề xuất được một lý thuyết xuyên suốt về hoạt động của ngành và có xu hướng bỏ qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các đặc điểm của cấu trúc ngành được nhìn nhận là môi trường trong đó 




Tài liệu tham khảo


Tiếng Anh


Aaronovitch, S. (1977), “The Firm and Concentration”, in F. Green and P. Nore (eds.), Economics: An Anti- Text, Macmillan.
Adam, M. and Alder, S. (2008), “Abuse of Dominance and its Effects on Economic Development”, in: Qaqaya, H. and G. Lipimile (eds), The effects of anti- competitive business practices on developing countries and their development prospects, UNCTAD New York.
Aghion, P. and Schankerman, M. (2004), “On the welfare effects and political economy of competition- enhancing policies”, The Economic Journal, 114 (October), 800- 824.
Alvarez, A. M., Evenett, S. and Wilse- Samson, L. (2007), “Anti- Competitive Practices and the Attainment of the Millennium Development Goals: Implications for Competition Law Enforcement and Inter- Agency Cooperation”, in: Alvarez A. M. and Wilse- Samson L. H. (eds.), Implementing Competition Related Provisions in Regional Trade Agreements: is it possible to obtain development gains? United Nations: New York and Geneva
Amsden, A. H. (1989), Asia's next giant: South Korea and late industrialization, New York and Oxford: Oxford University Press.
Arestis, P. and Sawyer, M. (1999), “The macroeconomics of industrial strategy”, in: K. Cowling (ed.), Industrial policy in Europe: Theoretical perspectives and practical proposals, London: Routledge.
Asian Development Bank (2005), Asian Development Outlook 2005, ADB: Hong Kong, China.
Athukorala, P. (2004), Trade policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam, paper prepared for the Asian Development Bank and the Vietnamese Government.
Bardhan, P. (1971), “On the optimum subsidy to a learning industry: An aspect of the theory of infant- industry protection”, International Economic Review, 12,54- 70.
Caves, R. E. (1987), “Industrial policy and trade policy: the connections”, in: H. Kierzkowski (ed.), Protection and competition in international trade. Essays in honor of W. M. Corden, Oxford: Basil Blackwell.
Chamberlin, E. H. (1933), Theory of Monopolistic Competition, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Chang, H. J. (2002), Kicking Away the Ladder – Development Strategy in Historical Perspective, Anthem Press.
Clark, J. (1915), “A contribution to the theory of competitive price”, Quarterly Journal of Economics, 28,747- 71.
Clark, J. B. (1940) “Towards a Concept of Workable Competition”, American Economic Review, volume 30,380- 423.
Cook, P. (2002), “Competition and its regulation: Key Issues”, Annals of Public and Cooperative Economics, 73: 4,541- 558.
Cournot, A. (1838), Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des richesses (Researches into the Mathematical Principles of the Theory of Wealth), English translation by Nathaniel J. Bacon, New York: Macmillan, 1897.
Crew, M. A. and Rowley, C. K. (1970), “Anti- trust policy: Economics versus Management Science”, Moorgate and Wall Street, Autumn.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2003), Pulling Up. Our Socks: A Study of Competition Regimes of Seven Developing Countries of Africa and Asia: The 7- UP project, Rajasthan, India.
Consumer Union Trust Society – CUTS (2006), Competition Law and Policy: Vietnam Country Report, Rajasthan, India.
Day, A. (2004), Legal Reform and Economic Development in Vietnam and China: A Comparative Analysis, MA in Law and Diplomacy thesis, Medford MA: Fletcher School, Tufts University. de Soto, H. (1989), The Other Path: The Invisible Revolution in the Third World, Harper and Row, New York.
Delrahim, M. (2005), “The Long and Winding Road: Convergence in the Application of Antitrust to Intellectual Property”, 13 George Mason Law Review 259.
Doanh, L. D. (2004), “Enterprise Law”, paper presented at the Conference on Transitional Economies, Ha Noi, June.
Dutz, M. A. and Hayri, A. (2000), “Does More Intense Competition Lead to Higher Growth?”, Policy Research Working Paper Series 2320, April, Washington, D. C. : The World Bank.
Edgeworth, F. Y. (1881), Mathematical psychics: An essay on the application of mathematics to the moral sciences, London, U. K. : Kegan Paul; reprinted, New York: M. Kelly, 1967.
Evenett, S. J. (2003), Links between Development and Competition Law in Developing Countries, Department for International Development, United Kingdom
Evenett, S. J. (2003), “Can Developing Economies Benefit from WTO Negotiations on Binding Disciplines for Hard Core Cartels?”, UNCTAD Series on Issues in Competition Law and Policy, United Nations, Geneva.
Forslid, R., Hackner, J., and Muren, A. (2005), “When do Countries Introduce Competition Policy?” C. E. P. R. Discussion Papers, CEPR Discussion Papers: 5162.
Gal, M. (2003), Competition Policy for Small Market Economies, Cambridge: Harvard University Press.
Geroski, P. (2005), “Competition Policy and National Champions,” speech presented at WIFO Vienna March, 2005.
Glen, J., Lee, K. and Singh, A. (2003), “Corporate Profitability and the Dynamics of Competition in Emerging Markets: A Time Series Analysis,” The Economic Journal, 113: 465- 484.
Glen, J., K. Lee, and A. Singh. 2001. “Persistence of profitability and competition in emerging markets”, Economics Letters, 72: 247- 253.
Grabowski, R. (1994), Import Substitution, Export Promotion, and the State in Economic Development, The Journal of Developing Areas, 28 (4), 4/94,535- 554.
Gual, J. (1995), “The three common policies: an economic analysis”, in: P. Buigues, A. Jacquemin and A. Sapir (eds.), European policies on competition, trade and industry. Conflict and complementarities, Surrey: Edward Elgar.
Haller, S. A. (2009) “The impact of multinational entry on domestic market structure and investment’, International Review of Economics and Finance, 18: 52- 62.
       Hamilton A. (1791), Reports of the Secretary of the Treasury on the Subject of Manufactures, Philadelphia, William Brown (1827).
       Huan, D. V. (2001), “Relationships between Competition Law and Other Specific Laws in Legal Regulations in Viet Nam,” Journal of Democracy and Law, 8: 13–17
       Huy, V. Q. (2004), Competition Policy in Vietnam, in: Brooks, D. H. and Evenett, S. J. (eds.), Competition Policy and Development in Asia, London: Palgrave Macmillan.
International Institute for Management Development (2000), World Competitiveness Yearbook, IMD, Switzerland.
Jenny, F. (2004), Anti- Competitive Agreements: Meaning and Examples, Caribbean Dialogue, July–September.
Jenny, F. (2006), “Cartels and Collusion in Developing Countries: Lessons from Empirical Evidence”, World Competition Law and Economics Review, Vol. 29, Issue 1.
Knight, F. (1946), “Immutable law in economics: its reality and limitations”, American Economic Review, XXXVI, 93- 111.
Kornai, J. (1980), Economics of shortage, Vol. A- B, Amsterdam, New York, Oxford: North- Holland.
Kronthaler, F. (2007), Effectiveness of Competition Law: A Panel Data Analysis, Institut für Wirstchaftsforschung Halle, Halle (Saale).
Lee, C. (2007), “Legal Traditions and Competition Policy”, in Cook, Fabella, and Lee (eds.), Competitive Advantage And Competition Policy in developing countries, Edward Elgar, Cheltenham.
Lipsey, R. G. and Lancaster, R. K. (1956), “The General Theory of the Second Best”, Review of Economic Studies, vol. 25.
List, F. (1885), “The National System of Political Economy,”  London: Longmans, Green, and Company.
Machovec, F. (1995), “Perfect competition and the transformation of economics,”  London: Routledge.
Mehta P. and Nanda M. (2003), “Competition Policy, Growth and Poverty Reduction in Developing Countries,”  United Kingdom Competition Commission.
Miroudot, S., Pinali, E. and Sauter, N. (2007), “The Impact of Pro- Competitive Reforms on Trade in Developing Countries”, OECD, Paris.
Nicholson, M. W. (2004), Quantifying Antitrust Regimes, FTC Bureau of Economics Working Papers No. 267, Federal Trade Commission.
Nickell, S. 1996. “Competition and Corporate Performance”, Journal of Political Economy, 104: 724- 746.
Pangetsu, M. (2002), “Industrial policy and developing countries”, in B. Hoekman, A. Matoo, and P. English (eds), Development, Trade and the WTO: A Handbook, Washington DC: World Bank.
Qiao, H. (2008), Vietnam: The Next Asian Tiger in The Making, Goldman Sachs Global Economics Paper No. 165, April
      Reekie, W. D. (1979), Industry, Prices and Markets, Philip Allan, Deddington.
Robinson, J. V. (1933), The Economics of Imperfect Competition, London: Macmillan. 2nd ed., 1969.
Rodrik, D. (1994). “King Kong Meets Godzilla: The World Bank and The East Asian Miracle,”  CEPR Discussion Papers 944, London, CEPR.
Sawyer, M. (1985), The Economics of Firms and Industries: Theories, Evidence and Policy, Second Edition, Rutledge, London.
Scherer, F. M. (1994), Competition Policies for an Integrated World Economy, Washington, DC: Brookings Institution.
Schumpeter, J. (1954), History of Economic Analysis (ed. by Elizabeth Boody. Schumpeter), New York, Oxford University Press.
Shepherd, W. (1997), The Economics of Industrial Organisation, 4th Ed., Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
Singh, A. (1995), How Did East Asia Grow So Fast? Slow Progress Towards an Analytical Consensus, Discussion Papers 97, Geneva, UNCTAD.
Singh, A. (2002), Competition and Competition Policy in Emerging Markets: International and Developmental Dimensions, G- 24 Discussion Papers 18, United Nations Conference on Trade and Development.
Singh, A. and Dhumale, R. (2001), “Competition Policy, Development and Developing Countries”, in: Arestis, P. ; M. Baddeley and J. McCombie (eds.), What Global Economic Crisis? pp. 122- 145. Palgrave.
Singleton, R. C. (1997), Competition Policy for Developing Countries: A Long- Run, Entry- Based Approach, Contemporary Economic Policy, Vol. 15 (2), 1- 11.
Sowell, T. (1974), Classical Economics Reconsidered, Princeton NJ: Princeton University Press.
Stewart, Clarke and Joekes (2007), Competition Law in Action: Experiences from developing countries, Canada’s International Development Research Centre.
Thuy, T. (2004), Scientific Background for Determining the Degree of Competitive Restrictive Agreements and Exemption Criteria in the Competition Law, Conference Report, MOT, Research Project 2003- 78- 009.
Tichy, G. (2001), “What do we know about success and failure of mergers? ”, Journal of Industry, Competition and Trade, Volume 1, Number 4,347- 394 (48).
Tybout, J. 2000. “Manufacturing Firms in Developing Countries: How Well Do They Do, and Why? ”, Journal of Economic Literature, vol. XXXVIII, March, pp. 11- 44.
      UNCTAD (2009), FDI Statistic Data, 15 July, unctad. Org

Tiếng Việt


Số liệu của Tổng Cục Thống Kê Các báo cáo của Chính phủ
Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, Cục QLCT (2009)

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;



>> LINK ĐỌC THAM KHẢO TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC  Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh

====================


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM



PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên



Theo tiến trình hội nhập đến cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập. Đây là bước phát triển cao của quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN. AEC được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội và đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đã có một số bài viết đề cập đến cơ hội, thách thức với Việt Nam khi tham gia AEC; song chưa chỉ ra cơ sở lý thuyết và phân tích sâu hơn và toàn diện hơn của các cơ hội và thách thức này. Bài viết này dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết và thực tiễn thương mại để xem xét các cơ hội và thách thức ở mức độ nào đối với Việt Nam khi gia nhập AEC và đề ra các giải pháp định hướng để Việt Nam tham gia AEC đạt hiệu quả hơn, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippinnes, Singapore và Thái l an. Tháng 1/1984 Brunei được kết nạp vào ASEAN. Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Hiện nay ASEAN có 10 nước gồm cả Lào, Campuchia và Myanma. Đã có một số công trình phân tích làm rõ các cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN. Về mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy gia nhập ASEAN, mỗi nước thành viên sẽ phát huy lợi thế so sánh và bổ sung cơ cấu kinh tế của mỗi nước; tuy nhiên bên cạnh hợp tác thì vẫn có cạnh tranh, quá trình này sẽ thúc đẩy các nước gắn kết với nhau, hợp tác liên kết với nhau chặt chẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả an ninhchính trị và văn hóa-xã hội. Bước phát triển cao của quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế của các nước ASEAN là thành lập AEC vào cuối năm 2015. Gia nhập AEC Việt Nam có những cơ hội và thách thức như thế nào? Các cơ hội đạt được ở mức độ nào và các thách thức đặt ra đến đâu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng? Dựa trên cơ sở nào để làm rõ nội hàm các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AEC? Bài báo này sẽ góp phần giải đáp các câu hỏi nêu ra ở trên và nêu ra các giải pháp định hướng, góp phần rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa các nước trong khu vực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam..
According to the roadmap of integration, the ASEAN Economic Community (AEC) will be established in 2015. This indicates a high level of cooperation and economic integration of 10 ASEAN member countries. The setting up of AEC will bring about both opportunities and challenges to Vietnam. Although there are a number of research papers on this subject matter, they have not presented the theoretical background and also not analysed comprehensively these chances and difficulties yet. Based on the analysis of theoretical foundation and commercial practice, this paper examines the opportunities and challenges of Vietnam upon the establishment of AEC. Moreover, the author proposes some recommendations to facilitate the effective participation of

Vietnam into AEC and shorten the development gaps to other countries in the region and promote the process of industrialization and modernization. Key word: ASEAN Economic Community, Vietnam, Trade theories and practice
..................... 



LINK ĐỌC TOÀN BỘ BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KINH TẾ: HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

===============

Tín hiệu trữ tình từ BOLERO



Tín hiệu trữ tình từ BOLERO

      

LÊ THIẾU NHƠN


logoTừ lâu bolero được mặc định là dòng nhạc bình dân. Cứ ngỡ không gian của nó mãi mãi chỉ quẩn quanh ở những quán nhậu ven đường hoặc phòng trà tỉnh lẻ, không ngờ bây giờ bolero ngạo nghễ bước hẳn lên màn ảnh nhỏ làm thổn thức hàng triệu khán giả. Sau các sân chơi khiêm nhường như “Tình ca Việt” hoặc “Solo cùng Bolero”  trên một vài đài truyền hình địa phương, dòng nhạc này chính thức xuất hiện trên kênh VTV3 ngay những ngày đầu năm mới 2016 bằng cuộc thi “Thần tượng Bolero”  với tiền thưởng lên đến 500 triệu đồng. Tín hiệu trữ tình từ bolero liệu có gợi lên một câu chuyện văn hóa gì chăng?
Nói về cách thức tổ chức, “Thần tượng Bolero”  không mấy dị biệt so với các sàn diễn tranh tài trên truyền hình, thậm chí nhiều chi tiết còn na ná hai chương trình “Hòa âm đẹp nhất”  “Sing my song”  rất nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều khác lạ duy nhất của chương trình là thí sinh chỉ hát dòng nhạc bolero. Bolero ảo não, bolero buồn thương, bolero khắc khoải... Đây có phải một hành trình độc đáo của âm nhạc Việt?

Nhiều người từng chủ quan cho rằng, dòng nhạc bolero là quốc hồn, quốc túy của người Việt. Không hẳn vậy! Nhiều người từng cao hứng cho rằng, dòng nhạc bolero giàu chất văn học. Càng không hẳn vậy! Thực chất, bolero là một điệu nhảy của Tây Ban Nha, được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 50 của thế kỉ trước. Giai điệu của bolero được chuyển nhịp 4/4 khá gần gũi với vọng cổ và cải lương. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác theo phong cách bolero và nhanh chóng thành danh như Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Châu Kỳ, Vinh Sử, Anh Bằng, Trúc Phương, Thanh Sơn… Ngay cả những nhạc sĩ sở trường sáng tác ca khúc mang âm hưởng dân ca như Phạm Thế Mỹ hoặc Hoàng Thi Thơ cũng thử sức với bolero và gặt hái không ít kết quả mĩ mãn.

Không phải thể loại âm nhạc nào nhiều người viết, nhiều người hát thì hiển nhiên có giá trị nghệ thuật. Ưu điểm của dòng nhạc bolero cũng giống như... cơm bụi, ai cũng có thể ghé vào mà không cần chứng minh đẳng cấp xã hội. Dòng nhạc bolero dễ nghe và dễ hát. Nhạc cảm cao hay thấp cũng có thể tiếp xúc với bolero một cách đơn giản. Khác với dòng nhạc tiền chiến, các ca khúc bolero không phức tạp về giai điệu và cũng không nhiều ẩn dụ về ca từ. Cái trau chuốt của dòng nhạc bolero là làm sao cho thật êm ái và ủy mị. Nói cách khác, về phương diện thẩm mĩ, cái đẹp của dòng nhạc bolero không phải cái đẹp của người tinh tế mau nước mắt, mà là cái đẹp của người ngơ ngác thích thở dài.
Giá trị nghệ thuật của dòng nhạc bolero khá chừng mực, nhưng không vì vậy giới hạn công chúng bị thu hẹp. Giới sáng tạo có quyền không xem trọng đóng góp của dòng nhạc bolero, nhưng không thể nào phủ nhận được sự tồn tại của dòng nhạc này trong đời sống tinh thần đám đông. Rất dễ nhận thấy sức phổ biến của dòng nhạc bolero qua những lời ca sầu muộn như: Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành…
maxresdefault
Dòng nhạc Bolero từ vị trí ngoại vi đã tiến vào vị trí trung tâm        Ảnh: TL
Sau cơn sốt nhạc Hoa lời Việt và cơn sốt nhạc trẻ kiểu top ten nọ top hit kia, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên… đã chọn dòng nhạc bolero để mở rộng biên độ khán giả hâm mộ. Do đó, dòng nhạc bolero từ vị trí ngoại vi đã tiến vào vị trí trung tâm của sàn diễn một cách ngoạn mục. Và giờ đây, khi dòng nhạc bolero được cổ súy bởi Đài truyền hình quốc gia thông qua chương trình “Thần tượng Bolero”  thì không thể không tư duy lại tín hiệu trữ tình gửi gắm qua những ca khúc tha thiết xen lẫn thống thiết ấy.
Không khó khăn gì để phát hiện, dòng nhạc bolero gần gũi với những số phận lặng lẽ. Lũy tre làng văng vẳng tiếng ca: Về đây bên nhau, ta nối lại tình xưa. Chuyện tình mà bao năm qua em gói ghém từng kỉ niệm, còn chốn đô thị xôn xao giọng hát: Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên sông. Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa mịt mờ. Và một đêm tình cờ, nếu ngang qua khu vực có nhiều công nhân ngụ cư, lại nghe lãng đãng tâm sự: Gác trọ về khuya cơn gió lùa. Trăng gầy nghiêng bóng cài thưa. Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt… Có phải dòng nhạc bolero chuyển tải được tình cảm chan chứa của phần lớn người Việt không? Có thể, nhưng quan trọng hơn, sự lên ngôi của dòng nhạc bolero trong bối cảnh hội nhập, đã trực tiếp nhắc nhở nhiều gợi ý về nhu cầu thưởng thức âm nhạc hôm nay. 

Thử đặt câu hỏi, nếu thế hệ nhạc sĩ Trần Tiến, Phó Đức Phương, Phú Quang, Dương Thụ, Bảo Chấn… vẫn còn sung sức sáng tác liệu dòng nhạc bolero có thể chiếm lĩnh sân khấu không? Chắc chắn không! Dòng nhạc bolero chỉ bùng lên khi đời sống biểu diễn khủng hoảng thiếu ca khúc hay. Nhân danh hiện đại, trẻ trung, sôi động, những ca khúc phi thẩm mĩ và phản thẩm mĩ ra đời, trở thành nỗi ám ảnh của công chúng như Không đau vì quá đau, Người ấy và tôi, em chọn ai hoặc Đến sau phải lau nước mắt, và gần đây là Vợ người ta. Nếu phải nghe những điều lảm nhảm như: Anh chàng đẹp trai ngồi trong quán uống li cà phê. Thấy một cô bé xinh thật xinh bước qua thật nhanh. Anh vội chạy theo nhưng chẳng thấy bé yêu ở đâu hoặc Anh ghét em ham chơi, ghét em thích đua đòi, ghét em sống buông lơi, những đêm dài tăm tối thì người ta thà quay về nghe lại Còn đâu, đâu lá ngọc cành vàng. Còn đâu, đâu quyền quý cao sang. Em nhớ xưa rồi em khóc, tôi thoáng buồn thương giọt lệ đài trang ít ra cũng có được chút run rẩy xa vắng với kỉ niệm chìm khuất! 

Dòng nhạc thị trường chỉ là nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy sự nở rộ của dòng nhạc bolero. Nguyên nhân chính là sân khấu ca nhạc khủng hoảng phong cách biểu diễn. Khi internet chưa phát triển, may mắn thông qua một kênh tham khảo nào đó học lỏm được một điệu nhảy minh họa hay một kiểu hòa âm, ca sĩ có thể gây ấn tượng ngay với khán giả. Bây giờ, thứ gì trên Youtube cũng có. Ca sĩ bắt chước sẽ bị la ó ngay. Càng hội nhập, càng thấy nền âm nhạc Việt Nam cực kì khập khiễng, không có những nhà sản xuất tầm cỡ cũng không có những ông bầu chuyên nghiệp. Trào lưu copy lại những thần tượng nước ngoài đã nhanh chóng phá sản. Nếu dày mặt rập khuôn Hàn Quốc như Sơn Tùng M-TP thì trong mắt công chúng sành điệu cũng chỉ là bản sao hạng bét. Ca sĩ Việt gần như bất lực trên con đường chinh phục người hâm mộ. Phương pháp “lấy mắt bù tai”  kiểu Hồ Ngọc Hà rất tốn kém mà cũng chỉ đạt hiệu quả nhất thời. Chọn lựa dòng nhạc bolero, các ca sĩ muốn khai thác sự đồng cảm âm thầm đã có sẵn trong lòng người nghe đời việc gì đến sẽ đến, nhưng ai bạc bẽo mình vẫn không đành lòng quên. Đó là lí do vì sao nhiều ca sĩ quen thuộc với những lễ nghi chính thống như Anh Thơ cũng lân la hát bolero!
Hiện tại, sự phổ cập của karaoke đã hình thành một tâm lí: ai cũng nghĩ rằng mình có khả năng ca hát, và ai cũng muốn nghe những ca khúc mà mình có thể hát lại được. Sức mạnh của bolero ở đó. Với kĩ thuật phòng thu tân tiến hoặc với một cây guitar mộc mạc, ca khúc bolero vẫn phát huy được tác dụng. Dù hơi mơ hồ, nhưng khi hát dòng nhạc bolero các ca sĩ đều tin rằng họ quay về với bản sắc Việt và lan tỏa nhanh hơn vào quần chúng.

Trước đây dòng nhạc bolero thỉnh thoảng mới được vang lên trên sân khấu lớn như một thứ cảm giác đôi khi trộm nhìn nhau, xem dung nhan đó bây giờ ra sao, thì bây giờ ca sĩ đua nhau hát dòng nhạc bolero theo dạng soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngời lên tròng mắt. Thế nhưng, để thành danh với dòng nhạc bolero cũng không đơn giản. Ca sĩ cố đẩy tiết tấu gấp gáp hoặc cố nhấn nhá thật sầu não đều thất bại. Cứ nhìn vào những ca sĩ được yêu mến với dòng nhạc bolero như Hoàng Oanh, Phương Dung, Bảo Yến, Hương Lan, Như Quỳnh… thì không khó để hiểu đáp án: mỗi bài hát đều cần chất giọng đẹp và sự rung động của người hát! Bởi vậy, những ca sĩ đang được xưng tụng ngôi sao nếu giàu trí tưởng b
ở đua đòi biểu diễn bolero theo cách dàn dựng diêm dúa, khi họ hát: Anh biết chăng anh, em khổ vì ai, em khóc vì ai. Ngày vui đã tan, nhân tình thế thái còn lại đống tro tàn, khán giả sẽ nhận bằng cảm xúc: Em muốn kêu lên cho thấu tận trời xanh, rằng tình yêu em sao giống đời đóa phù dung sớm nở tối tàn, xót xa duyên mình chưa thắm đành vội tan.
Sự trở lại của dòng nhạc bolero, cần được nhìn như thế nào cho đúng đắn? Không đáng mừng, cũng không đáng lo, hãy xem đó là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho sự loay hoay của đời sống âm nhạc, cả giới sáng tác lẫn giới biểu diễn. Nếu đong đưa mãi những giai điệu trữ tình cũ kĩ, thì khi muốn tìm kiếm diện mạo âm nhạc Việt ở thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, chúng ta chỉ còn biết trách móc nhau trong nỗi bi thương: Sao anh nỡ đành quên kỉ niệm xưa buổi ban đầu. Sao anh nỡ đành quên chuyện tình đẹp như ước mơ. Anh ơi, nếu một mai có ai hỏi người bên ấy, biết nói gì đây hỡi anh…



============