1. Xu hướng hội nhập hoạt động Logistics khu vực ASEAN
Khái niệm Logistics bao gồm toàn bộ các hoạt động, thông qua đó mà việc giao nhận hàng hóa
được diễn ra theo thời gian và địa điểm. Quản trị Logistics là việc
hoạch định, quản lý, thực hịên hoặc kiểm soát quá trình cung cấp sản
phẩm có liên quan nhằm thoả mãn về số lượng, chủng loại, và các yếu tố
chi phối sản phẩm. Thông qua sự phối hợp của những hoạt động trên mà
hình thành nên dòng sản phẩm, với mục tiêu kết nối một cách hiệu quả
nhất giữa điểm cung ứng và điểm tiếp nhận.
Xu
hướng hội nhập khu vực và toàn cầu hóa là điều tất yếu cho sự phát
triển của mọi quốc gia. Khu vực ASEAN đang tiến tới việc hội nhập trên
nhiều lĩnh vực, một trong số đó là các các hoạt động Logistics. Các quốc
gia ASEAN đánh giá
cao vai trò của các hoạt động Logistics đối với hoạt động thương mại và
GDP thông qua hai yếu tố căn bản là: Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP; cũng như tác động của các cảng kém hiệu quả đối với GDP[3].
(1) Tác động của chi phí vận tải đối với thương mại và GDP
- Tăng 10% chi phí vận tải sẽ làm giảm kim ngạch thương mại 20%
- Tăng gấp đôi chi phí vận tải sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP 0,5%
(2) Tác động hiệu quả của các cảng đối với GDP
- Các cảng hoạt động không đạt hiệu quả tương đương việc tăng khoảng cách lên 60%
- Mỗi ngày lưu bãi kéo dài cho một lô hàng có nghĩa rằng “thêm” khoảng cách kinh tế 70 km cho mỗi ngày.
-
Tăng những cải tiến hiệu quả lên 0,55% tại các cảng sẽ có tác động lên
GDP tương đương vớităng 5,5% những cải tiến hiệu quả trong Hải quan
(thuế nhập khẩu) hay 3,3% những cải tiến hiệu quả trong thương mại điện
tử.
-
Sự giảm thiểu các cảng kém hiệu quả, có thể đem lại tăng trưởng GDP
0,47 %. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thông vận tải trong khu vực ASEAN bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh; Giao thông vận tải đa phương thức; và các hoạt động vận tải liên quốc gia. Cụ thể như sau:
Abstract
In 2006, ASEAN Economic Ministers decided Logistics Sector as
the twelfth Priority Sector in ASEANfor accelerated economic integration. The Roadmap
for the Integration of Logistics Services contains specific measures which are aiming
to (1) Create an ASEAN single market by 2015 by strengthening ASEAN economic integration
through liberalisation and facilitation measures in the area of logistics servicesand
(2) Support the establishment and enhance the competitiveness of anASEAN production
base. This paper analyses the role and expansion of logistics in Thailand in the
process of AEC’s establishment. Lessons for Vietnam are also drawn to develop this
industry. Key words: ASEAN, AEC, logistics, Thailand, Vietnam
...................................
==================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét