SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA NAM BỘ THẾ KÝ VII-XVI: NHỮNG YÊU TỐ NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH
Nguyễn Mạnh Dũng[1]
Nam
Bộ nằm ở vị trí địa lý đầu mối giao thông tự nhiên, là nơi gặp gỡ của
những dòng thiên di về tộc người, vẫn hóa-văn minh của Đông Nam Á, Nam Á
và Đông Bắc Á. Đây cũng là đia bản tồn sinh của nhiều nền văn hóa,
vương quốc từ Phủ Nam, Chân Lạp đến Đại Việt-Việt Nam. Vị trí địa lý và
đặc điểm lịch sử Văn hóa đó đã tạo nên cho Nam Bộ nhiều đặc trưng đa
dạng, kết hợp đan xen, hồn dung, giao thoa của nhiều yếu tố, nhiều sắc
thái phát triển. Trên cơ tầng của văn hóa Đông Nam Á bán đảo, hay rộng
ra Đông Nam Á nói chung trong lịch sử, những ảnh hưởng từ bên ngoài như
văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây đều để lại dấu ấn đậm nét trong nền
Văn hóa Nam Bộ. Tuy vậy, dù bị chi phối mạnh từ những yếu tố ngoại
sinh, nhưng trên nền tảng văn hóa bản địa-nhân tố nội Sinh vẫn được giữ
vững, hay “bản địa hóa” các ảnh hưởng bên ngoài tạo nên những đặc trưng
lịch sử-vàn hóa Nam Bộ từ sự cộng hưởng của các nhân tố nội sinh và
ngoại Sinh đó.
1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA NAM BỘ
Căn cứ vào ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc, cũng như sự hiện diện của các loại hình di Vật khảo cố
tìm thấy trong các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo, các nhà nghiên Cứu đã
bước đầu xác định được địa bản và không gian cư trú của các cộng đồng
dân cư thuộc vương quốc Phù Nam (Funan 1).
Theo
dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ II đến giữa thế kỷ VI là thời ký cũng cố và
phát triển của Phù Nam trong nội địa cũng như mở rộng quan hệ với bên
ngoài (2). Giữa thể kỳ VI, một phong trào của anh em Bhavavarman và
Citrasena lãnh đạo nổ ra ở vùng lưu vực sông Mekong. Các cuộc chiến
tranh cũng diễn ra ở nhiều nơi thuộc lãnh thổ Phù Nam hoặc phụ thuộc Phù
Nam (3) Việc kinh đô Đặc Mục thất thủ khiến cho Phù Nam từ giữa thể kỳ
VI rơi vào một thời kỳ suy vong và sụp đồ trong thể kỳ VII (4).
...............................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét