Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020



SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV (Nghị quyết Đại hội XV) Đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và 2020. Nghị quyết Đại hội XV là bước cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu phát triển hướng tới một tinh công nghiệp theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 113/ QĐ- TTg ngày 20/01/2012. Việc thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả tốt, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tiếp tục tăng lên, các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển, môi trường đầu tư được cải thiện.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những thay đổi lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh hiện nay và tác động không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển đến năm 2015 cũng như đến năm 2020.
Trước hết, có thể nói, bối cảnh biến động kinh tế thế giới và khu vực có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, trực tiếp (trung hạn) Tới phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Các quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực, nhất là Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm thay đổi các điều kiện phát triển.
Trước tình hình mới có nhiều khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - Xã hội cả nước, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu của Đại hội Đảng và của Quốc Hội.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020 (tại Quyết định số 339/ QĐ- TTg ngày 19/02/2013), trong đó đã xác định mục tiêu: “Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng được phê duyệt tại Quyết định số 795/ QĐ- TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được phê duyệt tại Quyết định số 198/ QĐ- TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cần phát triển kinh tế - Xã hội nhanh và bền vững, là đầu tầu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xanh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát huy vai trò dẫn đầu cả nước về ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý. Nằm trong tiểu vùng Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc được xác định là một cực phát triển trong hệ thống các đô thị của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là nơi tập trung các trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp vùng, tập trung hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, khu nông ngiệp kỹ thuật cao và các trung tâm nghiên cứu – chuyển giao công nghệ cấp vùng và cả nước.
Đặc biệt, các chương trình, dự án đầu tư lớn về phát triển hạ tầng liên quan đến Vĩnh Phúc như, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã hoàn thành giai đoạn I và đi vào khai thác, hệ thống các đường vành đai của Thủ đô Hà Nội, hệ thống đường sắt cũng đã và đang được quan tâm đầu tư… sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác, giao lưu kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Xã hội của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các địa phương trong Vùng Thủ đô Hà Nội.
Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới gắn liền với nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới, Trung ương Đảng, Chính phủ đã và đang chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu đánh giá tổng kết các giai đoạn phát triển đã qua (trong đó có tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới), xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội cho giai đoạn đến năm 2020. Theo đó, nhiều tư tưởng, giải pháp mới đã và đang được đề xuất, luận giải và làm rõ, đặc biệt là những cải cách thể chế kinh tế theo hướng hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thay đổi các điều kiện, yếu tố phát triển kinh tế - Xã hội trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ nêu trên là rất lớn, có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
Để cơ sở khoa học cho việc chuẩn bị các văn kiện về phát triển kinh tế - Xã hội cho kỳ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ sắp tới cũng như để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm 2016- 2020, “Đề án phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020”  tập trung làm rõ, đánh giá tác động của những yếu tố và điều kiện mới đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp, kiến nghị nhằm xác định mục tiêu, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020 cho phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2014 và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh năm 2015. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020, làm cơ sở cho việc tăng cường quản lý Nhà nước và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - Xã hội có hiệu quả và hiệu lực.. . Đảm bảo phát triển nhanh và bền vững đưa Vĩnh Phúc trở thành cực phát triển năng động của vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

.................................

Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng chậm, tỷ trọng đầu tư trên GRDP có xu hướng giảm dần
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ, công tác thu hút đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 4 năm (2011- 2014) Đạt 66,81 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 5,2%/ Năm. Dự kiến năm 2015 đạt khoảng 19,9 nghìn tỷ đồng; Vốn đầu tư cả giai đoạn 2011 – 2015 đạt 86,7 nghìn tỷ đồng, đạt so với mục tiêu đề ra (80 – 85 nghìn tỷ đồng), tăng trưởng bình quân 6,6%/ Năm.
Tỷ trọng đầu tư trên GRPD vì vậy cũng có xu hướng sụt giảm từ 33,5% năm 2010 xuống còn 27% năm 2014 và dự kiến đến năm 2015 đạt 27%. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư đã có sự cải thiện đáng kể, hệ số ICOR đã giảm từ 5,1 giai đoạn 2006 – 2010 xuống còn 4,6 trong giai đoạn 2011 – 2015.

Tài liệu gồm nhiêu số liệu thống kê, định hướng phát triển tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2014-2015, tài liệu gồm gần 100 trang., nội dung cơ bản:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN 4
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 6
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 6
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
PHẦN 1.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2014 VÀ DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2015 8
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 8
1. Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế 8
2. Đầu tư phát triển 10
3. Thu, chi ngân sách 12
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 13
1. Phát triển công nghiệp và xây dựng 13
2. Các ngành dịch vụ 16
3. Phát triển nông nghiệp và nông thôn 18
4. Công tác giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội 22
5. Giáo dục và đào tạo 24
6. Y tế, chăm sóc sức khỏe 26
7. Văn hóa, thể thao 27
8. Môi trường sinh thái 29
9. Hiện trạng an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội 30
10. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật 31
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC THỜI KỲ 2011-2015 32
1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 32
2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 34
PHẦN 2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 38
I. DỰ BÁO BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 38
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 38
2. Bối cảnh trong nước 39
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 43
1. Lợi thế phát triển trong giai đoạn tới năm 2020 43
2. Hạn chế phát triển 43
3. Cơ hội phát triển trong 5 năm tới 44
4. Các thách thức của tỉnh từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo 46
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 47
1. Quan điểm phát triển 47
2. Mục tiêu phát triển 48
3. Các phương án phát triển 49
IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 53
1. Phát triển công nghiệp 53
2. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển dịch vụ 56
3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản 61
4. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo 63
5. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân 65
6. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa, thể thao 67
7. Bảo vệ môi trường 70
8. Giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo 71
9. Quốc phòng, an ninh trật tự xã hội 71
10. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng 72
11. Phát triển đô thị 73
PHẦN 3.CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 75
I. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ 75
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư 75
2. Các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư 75
II. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 78
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 81
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 83



  LINK DOWNLOAD ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

=================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét