Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Phân tích các yếutố quyết định đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợtrên địa bàn Hà Nội



Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếutố quyết định đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợtrên địa bàn Hà Nội



Chủ nhiệm đề tài: TS. Nhâm Phong Tuân - Đơn vị chủ trì: Đại học kinh tế

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, một trong những thách thức lớn mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt là sự suy giảm về tăng trưởng năng suất lao động mà dẫn tới sự suy giảm về tăng trưởng kinh tế. Sự suy giảm tăng trưởng năng suất lao động đã gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (OECD). Nỗ lực của các quốc gia trên thế giới nhằm xử lý những vấn đề bề nổi và tạm thời như bất cân bằng về tài chính sẽ không giải quyết tốt được tình trạng này.

Mặc dù Việt Nam là nước đã và đang thực hiện công nghiệp hóa và có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao kể từ khi đổi mới năm 1986 nhưng sự chững lại của tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây nhất cũng do sự suy giảm tăng trưởng năng suất lao động. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam thường bàn nhiều đến vấn đề tái cơ cấu kinh tế, coi đó là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển. Tuy tái cơ cấu kinh tế là điều tất yếu, nhưng đó mới là giải pháp trước mắt tình thế.

Về lâu dài, Việt Nam cần phải tạo nguồn lực mới giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững. Thêm nữa, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng khác như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên.. . Để giải quyết tốt những vấn đề đó, ViệtNam cần phải tập trung vào những vấn đề gốc và cốt lõi, đặc biệt là đổi mới sáng tạo.

Trong nền kinh tế, một bộ phận đóng góp lớn đến sự phát triển kinh tế chính là các doanh nghiệp. Trong những năm qua kể từ khi đổi mới năm 1986, một lượng lớn các doanh nghiệp cả Việt Nam và các doanh nghiệp FDI đã ra đời và đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Đây là bộ phận được xác định có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và lao động. Một trong những cách thức quan trọng nhất mà thông qua đó các doanh nghiệp này có thể đóng góp vào năng suất lao động cũng như tăng trưởng kinh tế chính là khả năng của họ trong việc đổi mới sáng tạo. Xét một cách toàn diện, đổi mới sáng tạo luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp nói riêng và tổ chức nói chung (Ancona and Caldwell, 1987). Porter (1990) Đã cho rằng đổi mới, cải tiến liên tục và sự thay đổi là ba trụ cột chính của cạnh tranh toàn cầu. Trong thực tế tuy đổi mới sáng tạo vẫn diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn có những sự trợ giúp và các chương trình của các tổ chức nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhưng dường như hiệu quả đem lại chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì thế, nhưng những nỗ lực mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn nữa để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hơn nữa là rất cần thiết. Trong những nỗ lực cần thiết và bài bản để đem lại hiệu quả thì những nghiên cứu sâu về đổi mới sáng tạo, qua đó làm nền tảng cho những quyết sách của doanh nghiệp cũng như chính phủ là rất thiết thực và chuyên nghiệp.

Trong những năm gần đây, mặc dù trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu sâu về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nhưng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là những báo cáo chung mà có rất ít đề tài nghiên cứu sâu mang nhiều tính học thuật vào đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu về những nhân tố quyết định đến sự đổi mới sáng tạo.

Đề tài này sẽ trọng tâm nghiên cứu về những nhân tố quyết định đến sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ (ô tô, điện tử, cơ khí) Trên địa bàn Hà

Nội. Đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng cả lý thuyết và thực tiễn khi các nhà nghiên cứu sẽ có thêm bằng chứng thực tế về các nhân tố quyết định, trong khi đó các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách cũng có những bằng chứng thực tế về từng nhân tố để có những chiến lược và quyết sách trọng tâm hơn.

2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

- Murat Atalaya, Nilgün Anafartab, Fulya Sarvan (2012) - The relationship between innovation and firm performance: An empirical evidence from Turkish automotive supplier industry

Đổi mới được coi là một trong những nguồn quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh bền vững trong một môi trường ngày càng thay đổi, bởi vì nó dẫn đến cải tiến sản phẩm và quá trình, làm cho tiến bộ liên tục giúp các công ty để tồn tại, cho phép các công ty phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, và sáng tạo không ngừng. Mục đích chính của nghiên cứu này là để kiểm tra mối quan hệ giữa đổi mới và hoạt động công ty. Cuộc khảo sát của nghiên cứu này được thực hiện qua các nhà quản lý cấp cao nhất của 113 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô- ngành công nghiệp sáng tạo nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, tính đến năm 201. Các dữ liệu thu được từ các câu hỏi được phân tích thông qua các chương trình phần mềm thống kê SPSS. Kết quả phân tích cho thấy rằng đổi mới công nghệ (sản phẩm và quá trình đổi mới) Có tác động đáng kể và tích cực đến hoạt động công ty, nhưng không tìm thấy bằng chứng cho thấy quan hệ tích cực giữa tổ chức và tiếp thị và hoạt động công ty.

- Iraj Hashi, Nebojsa Stojcic (2010) – The impact of innovation activities on firm performance using multi-stage mode: Evidence from the Community Innovation Survey 4

Tác động của sự đổi mới về hoạt động công ty đã là một vấn đề quan tâm lớn cho các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách trong nhiều thập kỷqua. Mặc dù đổi mới được coi là một phương tiện cải thiện khả năng cạnh tranh của các công ty và hoạt động của họ trên thị trường trong và ngoài nước, tuy nhiên mối quan hệ này đã không được hỗ trợ một cách rõ ràng bởi thực nghiệm. Vì vậy, trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa đổi mới và hoạt động công ty đã được mô phỏng theo một cách tiếp cận đa tầng. Trong bài báo này tác giả đã sử dụng dữ liệu từ các khảo sát doanh nghiệp đổi mới (CIS4), trong số 90.000 doanh nghiệp ở 16 các nước Tây và

Đông Âu để đánh giá các quá trình đổi mới trong hai thể chế, một số thị trường trưởng thành nền kinh tế của Tây Âu và một số nền kinh tế chuyển đổi tiên tiến từ Trung và Đông Âu. Mô hình four-equation, có nguồn gốc trong công tác Crépon et al., (1998), đã được sử dụng để đánh giá đổi mới hoạt động của các công ty thông qua các tác động của sự đổi mới đầu vào đổi mới sản lượng (qua năng suất và hiệu suất). Phát hiện của tác giả xác nhận mối quan hệ tích cực giữa hoạt động đổi mới, năng suất ở cấp độ công ty và cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa quy mô và hoạt động đổi mới.

- Sabri Erdil, Oya Erdil and Halit Keskin (2004) - The relationships between market orientation, firm innovativeness and innovation performance

Bài nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa định hướng thị trường, đổi mới trong doanh nghiệp và biểu hiện đổi mới. Ba yếu tố của định hướng thị trường là việc thu thập, sử dụng thông tin thị trường; Xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược theo định hướng thị trường nhằm mục đích đánh giá các biện pháp định hướng thị trường, đổi mới công ty và hiệu suất đổi mới

- Vıctor J. Garcıa-Morales and Francisco J. Llorens-Montes (2006) - Antecedents and consequences of organizational innovation and organizational learning in entrepreneurship

Mục đích của bài là phân tích một loạt các khả năng/ yếu tố có ảnh hưởng đến sự đổi mới tổ chức và học tập tổ chức và chứng minh rằng học tập trong tổ chức và đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến biểu hiện của tổ chức. Cách tiếp cận dựa trên các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu của Victor và Francisco đưa ra nhiều giả thuyết kiểm chứng, kiểm tra chủ nghĩa cá nhân, cách lãnh lạo, sự chủ động và môi trường ảnh hưởng như thế nào đến đổi mới hoạt động. Bài nghiên cứu tìm ra các yếu tố của đổi mới tổ chức và tổ chức học tập có ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh, từ đó đưa ra đóng góp cần phải khuyến khích nhân viên phát triển, môi trường cần liên tục đưa ra các khích lệ để phát triển cá nhân, các thực quản lý cần được chuyển đổi, người lãnh đạo cần phải chuẩn bị tooer chức và định hình các mô hình để phát triển, qua đógóp phần thúc đẩy các khả năng trong tổ chức, chiến lược cần thiết để kinh doanh.

Tuy nhiên, hạn chế của bài nghiên cứu này là số liệu điều tra trên cơ sở tự báo cáo có thể bị sai lệch mong muốn xã hội.

- Mary M. Crossan and Marina Apaydin (2010) - A Multi-Dimensional Framework of

Organizational Innovation: A Systematic Review of the Literaturejoms

Bài viết này củng cố thực trạng nghiên cứu khoa học về đổi mới. Dựa trên một hệ thống các tài liệu được công bố trong 27 năm qua, Mary vaf Marina đã tổng hợp các quan điểm nghiên cứu khác nhau vào một khuôn khổ toàn diện đa chiều của sự đổi mới tổ chức - liên kết lãnh đạo, đổi mới là một quá trình, và đổi mới là một kết quả. Tác giả đưa ra các phương pháp để đo lường đổi mới tổ chức và những tác động hiện tại cho cả nghiên cứu và thực hành quản lý.

- Chieh-Yu Lin (2006) – Determinants of organizational innovation for logistics service providers in Taiwans

Để cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bên cung cấp dịch vụ logistics cần phải chú ý nhiều đến đổi mới nhằm tạo ra chất lượng dịch vụ tốt nhẩt cho khách hàng, Bài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tổ chức trong cung cấp dịch vụ logistics. Bảng hỏi được thực hiện ở Đài Loan, điều tra 114 công ty cung cấp dịch vụ logistics. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới bao gồm cá nhân, tổ chức, môi trường. Phương pháp nghiên cứu đưa ra các thành phần ảnh hưởng đến mỗi yếu tố. Từ đó, đưa ra kết luận về các yếu tố con người, tổ chức, môi trường có những ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động cung cấp dịch vụ logistics.

- Alvaro Gómez Vieites, José Luis Calvo (2010) - A Study on the Factors That Influence

Innovation Activities of Spanish Big Firms

Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích vai trò của một số yếu tố và nguồn lực có thể đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo của các công ty lớn tại Tây Ban Nha, khám phá làm thế nào những yếu tố đó có thể giúp công ty để đạt được thành công thông qua đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các tác giả đã đưa ra một mô hình mới để phân tich mối quan hệ giữa tổ chức, công nghệ, tài chính, thông tin cũng như các yếu tố hợp tác giữa công ty.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS và mô hình cân bằng cấu trúc (Structural Equation

Model) Để xác định mô hình lý thuyết, các dự liệu của bài nghiên cứu được lấy từ Viện khảo sát thống kê Tây Ban Nha. Các mẫu nghiên cứu lấy từ 2224 doanh nghiệp Tây Ban Nha có từ 200 lao động trở lên. Kết quả chính đã cho thấy nguồn lực, sự hợp tác của con người và tài chính tác động tích cực các hoạt động R & D; Đồng thời R & D, quản lý thông tin và các nguồn lực công nghệ có tác động tích cực vào việc đổi mới; Cuối cùng, các hoạt động R & D, kết quả đổi mới (sản phẩm và quá trình đổi mới) Và kết quả kinh doanh ảnh hưởng quản lý thông tin.

- Gunaselan S/O Letchemenan (2006) - Organization Determinants of Incremental and Radical

Innovations in Industries Operating In Malaysia

Đổi mới được coi là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và cần thiết cho sự phát triển chiến lược. Bài nghiên cứu đưa ra những ảnh hưởng của yếu tố bên trong tổ chức đến đổi mới gia tăng và đổi mới triệt để. Các yếu tố này bao gồm năng lực tổ chức và nhân khẩu học. Mô hình của bài nghiên cứu được thông qua và sửa đổi từ Vincent, Bharadwaj, và Challagalla (

2003). Cài nghiên cứu được thực hiện ở các phòng ban R&D và kỹ thuật ở các công ty phía bắc

Malaysia. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tổ chức và tổ chức nhân khẩu học là quan trọng và có mối quan hệ tích cực với sự đổi mới gia tăng còn đổi mới triệt để có số lượng không đáng kể. Điều này cho thấy, rất ít công ty ở Malaysia tiến hành đổi mới triệt để, phần lớn các công ty tiến hành đổi mới gia tăng, loại hình đổi mới này có tác dụng làm hạn chế ảnh hưởng trên giá cả và rủi ro. Bài nghiên cứu đưa ra các góp ý về cách thức quản lý trong bộ phận R&D và kỹ thuật trong tổ chức để có thể đưa ra nhiều sản phẩm tốt hơn hoặc phát triển các quy trình đổi mới.

- Christine S. Koberg, Dawn R. Detienne, Kurt A. Heppard (2002) - An empirical test of environmental, organizational, and process factors affecting incremental and radical innovation

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đặc điểm môi trường, tổ chức, quy trình, và quản lý trong đổi mới gia tăng và triệt để ở ba ngành công nghiệp (hàng không vũ trụ, linh kiện điện tử, viễn thông). Kết quả cho thấy các biến môi trường và tổ chức là yếu tố dự báo quan trọng đối với đổi mới gia tăng và triệt để. Yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới gia tăng bao gồm tính năng động môi trường, tuổi tác và kích thước của công ty, các liên kết giữa các doanh nghiệp và tuổi của giám đốc điều hành. Yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới triệt để bao gồm tính năng động môi trường, các liên kết giữa các doanh nghiệp, kinh nghiệm và chuyển đổi hoặc sắp xếp từ một dự án hoặc sản phẩm khác. Những nghiên cứu trên chỉ là những nghiên cứu đơn lẻ về các yếu tố quyết định khác nhau đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Nói cách khác là có rất ít nghiên cứu nào trên thế giới mang tính toàn diện về các yếu tố quyết định đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện nền tảng khoa học cho nghiên cứu vấn đề này, nghiên cứu này sẽ tổng quan những tài liệu, mô hình liên quan trên thế giới để cuối cùng đề xuất ra một mô hình toàn diện nhất có thể. Dựa vào mô hình này, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát thực chứng trên mẫu doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội. Nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với lý thuyết và thực tiễn.

3. Mục tiêu và Nội dung nghiên cứu của Đề tài

Mục tiêu chung: Điều tra sự tác động của các yếu tố quyết định đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá sự tác động của các yếu tố bên trong doanh nghiệp (chiến lược, cấu trúc quản lý, chính sách công nghệ, trình độ giáo dục của cấp lãnh đạo, đầu tư vào R&D) Đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội.

- Đánh giá sự tác động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (hợp tác với các công ty khác, mối liên hệ với các trung tâm tri thức, tận dụng nguồn tài chính hoặc các quy định trợ giúp của cơ quan nhà nước) Đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội.

4. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp: Những tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến đổi mới sáng tạo được tác giả thu thập, dịch thuật và tổng hợp lại nhằm tổng hợp lại một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về sự tác động này trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Số liệu sơ cấp: Thông qua hình thức điều tra sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát trực tiếp.

- Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

5. Kết quả nghiên cứu (gồm các phần)

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quát cơ sở lý thuyết đổi mới sáng tạo

Chuyên đề 1: Khái niệm và vai trò đổi mới sáng tạo

Chuyên đề 2: Đo lường đổi mới sáng tạo

Chuyên đề 3: Các yếu tố quyết định đến đổi mới sáng tạo

Nội dung 2: Nghiên cứu, lập luận và đề xuất mô hình giả thuyết nghiên cứu

Chuyên đề 4: Xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu tác động của các yếu tố quyết định đến đổi mới sáng tạo.

Nội dung 3: Khảo sát đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nội

Chuyên đề 5: Thực trạng đổi mới sáng tạo sản phẩm của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội

Chuyên đề 6: Thực trạng đổi mới sáng tạo quá trình của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội

Chuyên đề 7: Thực trạng đổi mới sáng tạo tổ chức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội

Chuyên đề 8: Thực trạng đổi mới sáng tạo marketing của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội

Chuyên đề 9: Một số giải pháp nâng cao đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội

Nội dung 4: Tổng kết

Chuyên đề 10: Kết luận và các hàm ý về đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp và địa phương

6. Các công bố liên quan đến kết quả của đề tài (chỉ chấp nhận các công bố ghi rõ thực hiện trong khuôn khổ của đề tài)

+ Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu của đề tài

+ 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong CSDL Scopus

+ 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước

7. Kết quả đào tạo của Đề tài

Góp phần đào tạo 01 thạc sĩ và 01 cử nhân

8. Kết quả ứng dụng của Đề tài (nếu có)

Sản phẩm của đề tài sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận đổi mới sáng tạo nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung. Các kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp thành tài liệu đào tạo cho việc giảng dạy quản trị kinh doanh cho bậc đại học và sau đại học. Kết quả nghiên cứu sẽ được viết lại thành case study và đưa vào nội dung giảng dạy môn quản trị đổi mới sáng tạo lớp cử nhân trình độ quốc tế (Chương trình Nhiệm vụ Chiến lược) Cũng như giảng dạy tiến sỹ quản trị kinh doanh

Sản phẩm của đề tài sẽ được sử dụng cho tư vấn các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành hỗ trợ tại Hà Nội.

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các doanh nghiệp sản xuất vì vậy thông qua đề tài này khả năng liên kết với các doanh nghiệp đó sẽ được nâng cao. Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu thực tiễn này.




Link download công trình/Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếutố quyết định đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợtrên địa bàn Hà Nội

=================





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét