THỊ TRƯỜNG CARBON VÀ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT NAM
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của một loại thị trường đặc biệt - thị trường buôn bán sự phát thải. Khí CO2
là khí do các ngành công nghiệp thải ra và chiếm chủ yếu trong các loại
khí nhà kính, bởi vậy thị trường này còn hay được gọi là “thị trường carbon (carbon market). Thị trường carbon đến nay được xem là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính”.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tham gia thị trường
carbon không chỉ là chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm khí nhà
kính mà còn là cơ hội để tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ
hiện đại ít carbon, phát triển bền vững. Bài báo này phân tích những nét
chính yếu về thị trường carbon toàn cầu trong bối cảnh hiện tại và đưa
ra triển vọng tham gia thị trường carbon cho Việt Nam.
II. MỞ ĐẦU
Ngay
sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, việc thương mại hóa tín chỉ
carbon được phát triển khá mạnh mẽ. Thương mại hóa giá trị carbon là
việc thương mại các tín chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER hoặc
VER). Buôn bán tín chỉ phát thải carbon đã và đang được triển khai trên
toàn thế giới, hướng tới mục tiêu lớn nhất là giảm phát thải khí nhà
kính, chống biến đổi khí hậu. Trước những cơ hội từ thị trường carbon,
chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến tham gia trong thời
gian qua. Theo các phân tích thì thị trường carbon sẽ khởi sắc sau năm
2015 [2]. Từ nay đến lúc ấy, các cấp ngành liên quan nói chung và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – ngành Lâm nghiệp nói riêng sẽ còn
rất nhiều cơ hội và việc phải làm để phát triển thị trường này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét