NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SINH KHỐI CÂY DƯƠNG XỈ VÀ VETIVER HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG SAU KHI TRỒNG TRÊN ĐẤT SAU KHAI KHOÁNG
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục
đích của nghiên cứu này là tìm biện pháp xử lý sinh khối cây Dương xỉ
và Vetiver hấp phụ kim loại (KLN) Nặng sau khi trồng trên đất sau khai
khoáng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần tiếp nối và phát triển
cũng như bổ sung cơ sở lý luận thực tiễn trong nghiên cứu sử dụng thực
vật xử lý KLN trong đất sau khai thác khoáng sản. Kết quả nghiên cứu
việc tro hóa cho thấy sau khi tro hóa sinh khối của cây giảm đi đáng kể,
chỉ cò 5– 6% so với ban đầu. Với việc sử dụng vôi ủ với tro trong 2
tháng đã giảm đáng kể lượng KLN di động trong đất.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối
với những vùng đất sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên thường bị ô
nhiễm kim loại nặng (KLN) Rất cao (Đặng Văn Minh, 2009). Ô nhiễm kim
loại nặng trong đất gây nhiều tác hại cho môi trường sinh thái và ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Có rất nhiều phương pháp
khác nhau được sử dụng để xử lý KLN trong đất (Salomons W. Và cs, 1995),
trong đó phương pháp sử dụng thực vật để xử lý KLN trong đất được đánh
giá tốt và khả năng ứng dụng cao bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và
thân thiện với môi trường (Võ Văn Minh và Võ Châu Tuấn, 2005; Trần Kông
Tấu và cs, 2005). Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng khi dùng
thực vật để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất
do KLN gây ra là xử lý sinh khối thực vật này như thế nào để KLN đã
được hấp thu trong cây không quay ngược trở lại gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu biện pháp xử lý sinh khối cây Dương xỉ và Vetiver hấp phụ kim loại nặng trên đất sau khai khoáng”
được thực hiện nhằm góp phần tiếp nối và phát triển cũng như bổ sung cơ
sở lý luận thực tiễn trong nghiên cứu sử dụng thực vật xử lý KLN trong
đất sau khai thác khoáng sản. Từ đó đưa ra được những định hướng và giải
pháp xử lý KLN trong sinh khối thực vật sau hấp thu KLN, phục vụ công
tác bảo vệ môi trường đất sau khai thác khoáng sản nói riêng và bảo vệ
môi trường đất nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét