KHẢ NĂNG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN SAU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thanh Mai
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong
những năm gần đây, khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trở thành
vấn đề được nhiều người quan tâm vì đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
tới môi trường và cảnh quan tự nhiên. Những tác động xấu này không những
ảnh hưởng trong thời gian hiện tại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà
còn làm tổn hại tới các thế hệ mai sau. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết
đòi hỏi đặt ra những yêu cầu và hành động nhất định đối với chính quyền
và nhân dân địa phương. Những nghiên cứu khôi phục cảnh quan tự nhiên
sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên làm sáng tỏ hiện trạng
khai thác, ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường
tự nhiên, dân cư, xã hội và đề xuất một số giải pháp khôi phục cảnh quan
tự nhiên sau khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững.
II. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái
Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản do cấu tạo địa chất có
nhiều yếu tố thuận lợi cho tạo quặng, nên có thể nói Thái Nguyên đã
được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, trong đó có cả những
khoáng sản có giá trị đối với nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào tài liệu
điều tra tìm kiếm khoáng sản cho thấy, khoáng sản dưới lòng đất Thái
Nguyên rất phong phú và đa dạng, trong đó:
Nhóm
1: Khoáng sản kim loại gồm có: Quặng sắt (phân bố chủ yếu ở huyện Đồng
Hỷ với trữ lượng nghiên cứu địa chất ở mức độ thăm dò là 40,9 triệu
tấn), vàng sa khoáng (tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên với
trữ lượng nhỏ, bị khai thác tự do trái phép nên hiện đã cạn kiệt), vàng
gốc ở Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phổ Yên chưa được đầu tư nghiên cứu địa
chất, quặng thiếc gốc phân bố chủ yếu ở Đại Từ với trữ lượng 12.650 tấn,
quặng thiếc sa khoáng trữ lượng còn lại 665 tấn, quặng chì kẽm trữ
lượng còn lại nhỏ (mỏ Làng Hích) Là 272.673 tấn, quặng vonfram phân bố ở
huyện Đại Từ với trữ lượng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét