Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013




Như chúng ta đều biết, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới (từ nửa cuối của những năm 80 của thế kỷ trước), đất nước ta đã có những thay đổi khá ngoạn mục từ một nước nhiều năm nông nghiệp tăng trưởng âm (phải nhập khẩu một lượng lương thực không nhỏ hàng năm) Đã chuyển sang một nước xuất khẩu lương thực lớn đứng thứ hai thế giới. Trong 25 năm đổi mới, mặc dù thế giới đã trải qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trầm trọng (bắt đầu vào năm 1997 và năm 2008) Gây suy thoái, suy giảm cao đối với nền kinh tế trên toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt nam liên tục trong các năm đạt tăng trưởng dương trong giai đoạn 2006-2013:

NĂM
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
GDP (%)
8,23%
8,46
6,31
5,32
6,78
5,89
5,03
5,42
LẠM PHÁT (%)
6,6
12,6
19,89
6,52
11,75
18,58
6,81
6,02

Nét nổi bật trong thương mại năm 2006 có 3 sự kiện lớn: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công hội nghĩ APEC và Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) Với Việt Nam và xuất khẩu đạt 39,6 tỉ USD vượt xa kế hoạch đầu năm, tăng 22,1% so với năm trước. Các sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,46%, cao nhất kể từ năm 1997. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) Và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) Và Ấn Độ (khoảng 9%) Và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá. Tuy nhiên mức lạm phát khá cao, con số lạm phát đã tăng lên gấp đôi so với 2006,ở mức lạm phát 2 con số. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính năm 2007. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%. Trong năm này, thách thức đạt ra là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm sút, thất nghiệp gia tăng. Sang tới năm 2009, cơn bão suy thoái kinh tế bắt đầu từ mỹ hùng mạnh tràn qua nhiều nước khác, Hiệu ứng Domino đã xảy ra và Việt Nam đã không nằm ngoài vòng xoáy cũng hứng chịu những tác động xấu của nền suy thoái kinh tế những tháng đầu, quý đầu của năm 2009. Sự tác động của các yếu tố như lạm phát bùng trở lại, kinh tế suy thoái nặng nề, sự tụt dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán ngay lập tức đã đến và mạnh hơn cả dự tính. Việt Nam phản ứng kịp thời và nhanh chóng “giải cứu” thoát khỏi khủng hoảng bằng gói kích cầu trị giá 14000 tỉ đồng, và các chính sách hợp lí được đưa ra. Năm 2010, Việt Nam đã có sự khởi sắc,đã có kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thoát khỏi 2 cơn bão: Lạm phát và suy thoái kinh tế. Thâm hụt thương mại cao và mất cân đối cán cân thanh toán khiến cân bằng nền kinh tế thấp. Điểm đáng lưu ý là Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc và các nước ASEAN; Trong khi đó lại xuất siêu vào các nước phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản. Năm. Vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2011 đạt 33,3% thấp hơn kế hoạch đã đặt ra 40% là nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm. Cùng với đó, lãi suất chưa giảm nhiều; Nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn; Nhiều doanh nghiệp (DN) Còn rất khó khăn.. . Hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%. Lạm phát tăng cao nhất trong giai đoạn này. Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng nhập khẩu trong năm 2012 chỉ dừng lại ở mức 6,6% (chỉ số giá nhập khẩu giảm 0,33%), so với tốc độ tăng 25,83% của năm 2011. Trong khi đó, xuất khẩu tăng chủ yếu do sự gia tăng đột biến của mặt hàng điện thoại, máy vi tính và linh kiện (chủ yếu từ nhà sản xuất Samsung) Đã khiến tốc độ tăng xuất khẩu của năm 2012 duy trì ở mức 18,2% bất chấp chỉ số giá xuất khẩu trong năm giảm 0,54%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, đến tháng 11/2013 CPI tăng 5,5%. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 11/2013 đạt 9%. Mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2013 ước đạt 121 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 39,9 tỷ USD, tăng 3,6%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) Đạt 81,2 tỷ USD, tăng 23,5%. Đặc biệt, GDP bình quân đầu người đạt tới mức 1960 USD/năm, nước ta rơi vào bẫy thu nhập.

Mặc dù đạt được những thành tựu tăng trưởng được phản ánh qua các con số kể trên, nhưng có thể khẳng định rằng thời gian qua Việt nam mới chỉ chú ý nhiều đến tăng trưởng về lượng (theo chiều rộng), mà chưa chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng (tức tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu). Trên thực tế, tăng trưởng của ta đã bộc lộ không ít bất cập làm chất lượng tăng trưởng thấp, (không hiệu quả). Cụ thể là tăng trưởng chủ yếu dựa vào thâm dụng vốn, tài nguyên và lao động. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng không đi liền với hiệu quả, gây nhiều bất ổn trong xã hội và hủy hoại môi trường sinh thái.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Trong hai năm 2006-2007, Việt Nam đã tận dụng những cơ hội thuận lợi trong bối cảnh quốc tế như tăng trưởng kinh tế và thương mại cao trong năm 2006, FDI tăng mạnh trong năm 2007; Vượt qua các khó khăn, thách thức; Duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng khi bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả năng phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

GDP

GDP ở VN có hai nghịch lý:

- Tất cả các địa phương đều tăng trưởng cao hơn mức trung bình của các nước

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP của 20% số tỉnh lớn hơn của cả nước. Đây thực chất là hệ quả của nghịch lý 1

con hổ châu á thực trang tăng trưởng kinh tế việt nam

“Con hổ của châu Á”  là cụm từ quen thuộc mà giới đầu tư quốc tế dành để nói về Việt Nam những năm 2006 - 2007, gắn với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng cùng triển vọng từ cánh cửa WTO vừa mở. Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,46%, cao nhất kể từ năm 1997. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) Và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) Và Ấn Độ (khoảng 9%) Và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%).

Nhưng, ảnh hưởng khủng hoảng ập tới, sự đứt gãy đến ngay trong năm 2008.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6.23%, thấp hơn so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, VN đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy cũng đã là một thành công.

Lạm phát

Năm 2007 và 2008, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Tăng vọt lên mức 2 con số. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Năn 2008 chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta tăng vọt lên mức 19.89% cao nhất trong vòng 17 năm qua. Sau đó, nhờ những nỗ lực kịp thời mà Chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về 1 con số 7% vào năm 2009.


NĂM
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
GDP (%)
8,23
8,46
6,31
5,32
6,78
5,89
5,03
5,42
LẠM PHÁT (%)
6,6
12,6
19,89
6,52
11,75
18,58
6,81
6,02


GDP bình quân đầu người (GDP/người)

thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có sự cải thiện tương ứng. Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD tăng chậm.

Năm 2008 thu nhập đã đạt 1.024 USD/người. Với mức thu nhập này việt nam lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo. Như vậy năm 2008 đánh dấu mốc phát triển kinh tế việt nam từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới.

Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ thống kê tài sản, mức thu nhập vượt ngưỡng 1.000USD này không đáng vui mừng khi chỉ số giá tiêu dùng cả năm đội lên con số sấp xỉ 23%, trong khi mức tính cho năm 2007 chỉ là 8,3%. Việc mất giá của đồng đô-la do CPI gây ra cũng vào khoảng 2,35%.

Với những chỉ số “dôi” thêm như vậy, ông Bình khẳng định, không thể kết luận mức thu nhập bình quân 1.024USD/người đạt được, Việt Nam đã vượt ngưỡng… nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Ông Bình nhẩm tính, nếu lấy mức tăng giá và tỷ giá tiền tệ như ở thời điểm năm 2007 thì thu nhập bình quân năm nay cũng chỉ vượt con số 900USD/người đôi chút.
................................
...............................



========================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét