Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

BÁO CÁO TỔNG KẾT SƠ BỘ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CẢ NƯỚC VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015


Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thể giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ táng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như số việc làm giảm do tổng càu yếu, nợ khu vực tư nhân và nợ công tăng cùng với những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nước, giá xăng đầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả cụ thể sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tẩng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cưng kỳ năm 2014, toong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần ừăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức táng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phàn trăm vào mức tăng chung; Ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; Ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước[1], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%[2], góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); Ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng táng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.

Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; Dịch vụ lưu trú và ăn uống táng 2,90%; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; Hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,12%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

Tốc độ tăng tổng sản phầm trong nước 6 tháng các năm 2013,2014 và 2015


Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%)
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng năm 2015 (Điểm phần trăm)

6 tháng năm 2013
6ỉháng năm 2014
6 tháng năm 2015
Tổng số
4,90
5,22
6,28
6,28
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2,06
2,90
2,36
0,42
Công nghiệp và xây dựng
4,97
5,12
9,09
2,98
6,13
5,82
5,90
2,22
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sp
5,33
7,19
5,60
0,66

Mức tảng 6 tháng của ngành cống nghiệp một số năm: Nâm 2011: 9,24%; Nâm 2012: 8,24%; Năm 2013: 4,95%; Năm 2014: 4,95%. Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,73%; Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,45%; Khu vực dịch vụ chiếm 39,61%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21%.

Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 8,70% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 7,74 điểm phần trăm vào mức tăng chung; Tích lũy tài sản tăng 6,85%, đóng góp 2,25 điểm phần trăm; Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóadịch vụ làm giảm 3,71 điểm phàn trăm của mức tăng trưởng chung.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay ước tính đạt 3112,2 nghìn ha, giảm 4,3 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1161,8 nghìn ha, xấp xỉ vụ đông xuân năm 2014; Các địa phương phía Nam đạt 1950,4 nghìn ha, giảm 0,2%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân cả nước năm nay ước tinh đạt 66,5 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2014; Sản lượng đạt 20,7 triệu tấn, giảm 153,3 nghìn tấn. Sản xuất lúa vụ đông xuân năm nay giảm so với vụ đông xuân trước cả về diện tích, năng suất và sản lượng chủ yếu do nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn, một số địa phương có diện tích lúa bị nhiễm mặn.

...................
.................

>> ĐỌC TOÀN BỘ BÁO CÁO TỔNG KẾT SƠ BỘ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CẢ NƯỚC VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

 

===========



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét