Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

thiết kế tầng ngầm nhà cao tầng

 Biện pháp an toàn đối với ngầm cao tầng



Tầng ngầm của những cao ốc là một trong những phần việc rất quan trọng, không chỉ có vai trò với công trình mà còn với những công trình lân cận. Chính vì vậy, khi tiến hành khảo sát địa chất cũng như xác lập quy trình kỹ thuật xây dựng tầng ngầm đòi hỏi phải có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của lĩnh vực xây dựng ngầm.

Theo PGS-TS Nguyễn Bá Kế, tường vây quanh hệ thống ngầm phải có chiều dày cũng như độ sâu tương ứng với độ sâu của tầng ngầm và tuỳ thuộc vào cấu trúc của đất tại khu vực xây dựng. Về mặt lý thuyết, bề dày tường vây của tầng ngầm thường thay đổi từ 40 – 100 cm hoặc hơn. Hầm ngầm càng sâu, độ dày của tường vây càng tăng lên. Ngoài ra, nếu xung quanh là những công trình quan trọng như cao ốc, bảo tàng, đường cáp điện hay khí đốt, những công trình có yêu cầu đặc biệt cần bảo vệ.. ., độ dày của tường vây phải dày hơn. Những chỉ số tính toán này sẽ được nhà thiết kế công trình ngầm xác định dựa trên những yêu cầu vừa nêu.

Còn về độ sâu của tường vây (phần ngập trong đất), thường từ 0,7 đến 2 lần so với độ cao tổng thể của tầng hầm, tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước ngầm. Ví dụ, hầm sâu 12 m (3 tầng, tính từ trần của tầng hầm đầu tiên đến sàn của tầng hầm cuối cùng) Thì độ sâu của bức tường vây phải là 8 - 24 m! Tuy nhiên, độ sâu này có thể lớn hơn chỉ số trên nếu địa chất ở khu vực xây dựng thuộc vào dạng yếu. Trong khi xây dựng tường vây, nếu quá sâu phải có những “văng chống hoặc neo” có chức năng giữ tường vây được ổn định trong suốt quá trình thi công.

Nhưng đó chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế xây dựng như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết, khi tiến hành thi công tường vây, nhà xây dựng phải đặt mốc “quan trắc liên tục”  để xem thử những bức tường này có bị “lún” cũng như “chuyển vị”  hay không khi đào đất ở giữa. Đây là một trong những yếu tố bắt buộc khi thi công các công trình ngầm. Không chỉ quan trắc tường vây mà cần phải quan trắc cả khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính “gấp đôi”  chiều sâu của bức tường được tính từ mặt đất cho đến mặt sàn của tầng hầm cuối cùng. Ví dụ, bức tường sâu 12 m thì bán kính quan trắc là 24 m.

Quan trắc địa kỹ thuật để làm gì? Những thông số này giúp đơn vị thi công công trình và các cơ quan chức năng biết trước được những tác động xấu sẽ xảy ra để từ đó cân nhắc gia cố thêm tường hay không hoặc thay đổi phương pháp thi công. Việc quan trắc này không chỉ nhằm an toàn cho toàn cao ốc mà còn cả các công trình lân cận, con người và các sinh hoạt bình thường của cư dân.

Địa chất công trình – rất phức tạp

Với những công trình phức tạp như vậy, theo TS Kế, không thể không có việc khoan địa chất để thiết kế công trình nhưng cần làm rõ hồ sơ khảo sát địa chất đó có đúng với thực tế địa chất khu vực đó hay không? Ngoài ra, kết quả đo đạc của nhà thầu trong quá trình thi công ra sao có dấu hiệu nguy hiểm không.. . Cũng phải được tường minh. Những câu hỏi trên cần có được hồ sơ cụ thể, các chuyên gia sẽ không quá khó để xác định trách nhiệm của từng bên.

Một chuyên gia về lĩnh vực cơ học đất nền móng công trình cho biết thêm, có thể khi khoan địa chất công trình cao ốc, họ chỉ khoan ngay tại khu vực xây dựng nên không thể phát hiện ra những “túi đất yếu”  hay những “vùng địa chất phức tạp”  ở vùng đất lân cận.

Sau này, trong quá trình xây dựng, do biến đổi của thời tiết, địa chất, của việc thi công xây dựng tường vây.. . Mà những “túi đất yếu”  đó “bục” ra. Khi những túi nước này bục ra, tạo áp lực nước lớn, gặp những đầu mối bêtông kém chất lượng, đã chảy vào hầm ngầm, kéo theo lượng đất lớn ở nền khu vực toà nhà, tạo nền của toà nhà lân cận bị “hẫng”, tạo ra một “lực trượt”  cho nền đất bên cạnh tường vây. Có thể địa chất phức tạp chưa được tìm hiểu hết nhưng nhiệm vụ của người thiết kế và thi công tầng hầm phải dùng mọi biện pháp để sớm phát hiện.

Theo chuyên gia này, việc khảo sát để xây dựng những công trình hầm ngầm cần được giới chuyên môn thảo luận kỹ trước khi cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng.

Quản lý chất lượng nhà cao tầng và các công trình đô thị quy mô lớn: Giám sát chặt chẽ ngay từ đầu

Thời gian qua, các công trình nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn nằm ở nhóm A đều do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và phân cấp cho các địa phương thẩm định các công trình nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn nằm ở nhóm B. Do vậy đã hạn chế được nhiều khiếm khuyết trước khi triển khai thi công. Các công trình xây dựng có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì đã được Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng giao cho Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng hoặc giao cho Bộ Xây dựng chỉ đạo Cục Giám định tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, nghiệm thu chất lượng công trình. Vì vậy trong thời gian qua, các công trình xây dựng nhà cao tầng và công trình đô thị có quy mô lớn đều có chất lượng tốt.

Mặc dù đã có những chỉ đạo sát sao, nhưng do năng lực quản lý hạn chế, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số chủ đầu tư, DN còn chưa nghiêm túc nên đã để xảy ra những sự cố hoặc chất lượng chưa đạt yêu cầu, vẫn còn những khiếm khuyết trong công trình gây bức xúc trong dư luận xã hội, cụ thể như: Công trình tòa nhà Pacific tại Q. 1, TP. HCM làm sập đổ trụ sở làm việc Viện Khoa học Xã hội miền Nam nguyên nhân do thi công tường vây cọc bê tông bị thủng làm trôi tầng đất yếu ở xung quanh; Cao ốc Residence tại Q. 1, TP. HCM có cọc cừ không đủ độ sâu làm bùn xung quanh trồi vào móng làm nghiêng chung cư số 5 Nguyễn Siêu (TP. HCM); Thi công phần hầm ngầm của tòa nhà B2 (cao 8 tầng) Dự án Vĩnh Trung Plazza (tổ 14, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) Đã gây ra tình trạng sụt lở đất làm hàng loạt nhà thấp tầng nằm sát cạnh công trình bị nghiêng… tất cả các nguyên nhân sự cố đều từ các công trình do tư nhân làm chủ đầu tư và có nguyên nhân từ sự buông lỏng trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của pháp luật hiện hành của chủ đầu tư và của các đơn vị, cá nhân tham gia thi công và tập trung ở phần ngầm của công trình. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo cấp bách trực tiếp để khắc phục tình trạng trên và đã có một số chỉ thị cụ thể: Chỉ thị số 13/2006/CT-BXD (ngày 23/11/2006) Về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân; Chỉ thị số 12/2006/CT-BXD (ngày 11/9/2007) Về việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác khảo sát xây dựng; Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD (ngày 7/2/2007) Về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng; Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD (ngày 5/11/2007) Về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng. Các chỉ thị trên đã yêu cầu chính quyền địa phương cùng các cơ quan quản lý xây dựng tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra các chủ đầu tư và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng nhà cao tầng phải chấp hành nghiêm các quy định về quản lý chất lượng công trình nhà cao tầng.

Ngoài ra, hiện nay các quy định về chất lượng vật liệu hoàn thiện đối với nhà cao tầng trong đó tập trung nhà cao tầng là nhà ở còn chưa đầy đủ và còn phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư. Việc các chủ đầu tư tuỳ tiện sử dụng vật tư, vật liệu hoàn thiện làm thiệt thòi đến quyền lợi của người sử dụng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực tế này, Bộ Xây dựng cũng đã tăng cường công tác kiểm định chất lượng xây dựng nhà cao tầng ở đô thị lớn. Qua kiểm tra của Bộ Xây dựng, hầu hết các nhà thầu thi công xây dựng đều tuân thủ việc thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư đã thực hiện phúc tra trực tiếp chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo Cục Giám định tổ chức các hoạt động của Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong cả nước, đây là tập hợp gần 130 đơn vị tư vấn kiểm định chất lượng, các đơn vị quản lý Nhà nước về chất lượng tại các bộ, ngành và các tỉnh trong cả nước. Thông qua các hoạt động thường niên của Mạng để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và nắm bắt tình hình chất lượng công trình trong cả nước. Các Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng tại các địa phương cũng đã được hình thành, củng cố và phát triển toàn diện hơn. Các Trung tâm kiểm định thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ quản lý Nhà nước tại các địa phương trong công tác quản lý chất lượng công trình ngày càng hiệu quả và đáp ứng được các nhiệm vụ đã đề ra.

Quản lý chặt chẽ kiểm định chất lượng: Con đường giảm thiểu sự cố công trình

Đó là khẳng định của PGS. TS Đoàn Thế Tường, Viện KHCN Xây dựng khi ông trao đổi về công tác kiểm định chất lượng ở vùng xây dựng chen tại Hội thảo thành viên Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - BXD tổ chức đầu tháng 3/2008.

PGS. TS Đoàn Thế Tường phân tích: Một trong những đặc điểm khác biệt của công trình xây chen liên quan đến công tác kiểm định chất lượng là ảnh hưởng của chúng trong quá trình thi công và khai thác sử dụng đối với nhà, công trình môi trường lân cận liền kề. Do vậy, kiểm định chất lượng đối với các công trình xây chen không chỉ gói trọn trong kiểm tra, xác định chất lượng của bản thân công trình đang xây dựng mà quan trọng hơn là xác định mức độ tác động của hoạt động xây dựng, khai thác công trình tới ổn định của công trình, môi trường liền kề; Dự báo sự suy giảm về chất lượng của chúng nhằm đề xuất triển khai các biện pháp hữu hiệu bảo vệ và giảm thiểu sự cố cho các nhà, công trình hiện hữu, liền kề. Do vậy, ngoài các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng vật liệu, kết cấu hoàn thiện, biện pháp an toàn phần thân đã được đề cập nhiều, vấn đề phần móng, phần ngầm và bảo vệ môi trường địa chất là đặc biệt quan trọng, nhưng hiện nay thường ít được quan tâm.

Trong vài năm qua, khối lượng công tác xây dựng trong vùng xây chen tăng đột ngột và công trình không chỉ tăng theo chiều cao mà còn theo chiều sâu. Chiều cao nhà đã vượt quá con số 70 tầng và chiều sâu tầng hầm đã tới số 7. Và theo đó, các sự cố công trình phát sinh liên quan trực tiếp đến các khiếm khuyết trong khâu kiểm định chất lượng cũng nhiều hơn về quy mô, giải pháp khắc phục cũng khó khăn hơn và tốn kém hơn. Các sự cố này lan rộng trong tất cả các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông. Nổi bật trong năm qua sự cố nền móng liên quan đến quản lý chất lượng là vụ sập đổ Trụ sở Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Trụ sở Sở Ngoại vụ TP. HCM do xây dựng cao ốc Pacific… Tại Hà Nội, các sự cố nền móng tuy không lớn như TP. HCM nhưng khó khắc phục như vụ khách sạn Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn, đường ngầm Ngã Tư Sở…

Theo PGS. TS Đoàn Thế Tường thì các công trình xây chen có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến nền và móng nhưng chưa có văn bản hướng dẫn riêng nào và những đơn vị, cá nhân tham gia kiểm định chất lượng các công trình xây chen chưa có nhận thức đầy đủ về kiến thức cũng như về thực hành kiểm định xây chen. Để làm tốt công tác kiểm định chất lượng công trình trong vùng xây chen thì ngoài công tác kiểm định chung đã được quy định cho các công trình xây dựng, đối với các công trình trong khu vực xây chen cần làm tốt công tác điều tra, khảo sátđánh giá hiện trạng của các công trình hiện hữu liền kề với công trình thi công. Công tác này phải được thực thi trong quá trình lập dự án và được xem xét như là số liệu cơ sở xác định tính khả thi của dự án. Các số liệu điều tra bao gồm hiện trạng ổn định kết cấu (chú trọng phần móng) Phục vụ dự báo độ ổn định của công trình dưới tác động thi công và khai thác. Phạm vi điều tra khảo sát xung quanh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của thi công, khai thác công trình xây dựng và được dự báo trên cơ sở đặc điểm công trình hiện hữu liền kề và công trình dự định xây dựng. Cụ thể phạm vi điều tra hiện trạng các công trình liền kề ít nhất tới khoảng 2 lần độ sâu hố móng kể từ mép hố móng. Khâu này đều bị bỏ qua trong tất cả các sự cố công trình xây chen. Về công tác thiết kế, đặc biệt thiết kế biện pháp thi công, cần lựa chọn biện pháp tác động ít nhất tới công trình và môi trường xung quanh và phải tính toán cụ thể, cảnh báo mức độ tác động, hậu quả của nó tới công trình xung quanh. Kinh nghiệm cho thấy các công trình xung quanh bị tác động mạnh ngay trong thời kỳ đầu tiên. Hiện nay, hầu hết các thiết kế thi công đều thiếu các thuyết minh chọn lựa giải pháp thi công và đánh giá cảnh báo tác động của chúng tới công trình và môi trường xung quanh. Ngoài ra, việc quan trắc địa kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý sự cố.. . Cũng phải được chú trọng.

Nguyên nhân dẫn đến sự cố suy cùng chính là khâu kiểm định đánh giá chất lượng trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từ khi lập dự án đến thiết kế thi công. Quản lý chặt chẽ kiểm định chất lượng là con đường duy nhất giảm thiểu sự cố công trình, đặc biệt sự cố nền móng liên quan đến xây dựng trong vùng xây chen.

Cần thiết tăng cường bồi dưỡng bằng cách mở các lớp chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, thông báo điều tra sự cố cho các đơn vị, cá nhân tham gia dự án về kiến thức quản lý chất lượng, kiến thức kỹ thuật nền móng, thực tế thi công nhằm nâng cao nhận thức. Mặt khác, cần soạn thảo ban hành kịp thời các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện các công việc nhằm cung cấp kiến thức cơ bản để công tác quản lý chất lượng từ chỗ bắt buộc thi hành đến tự nguyện thi hành - PGS. TS Đoàn Thế Tường nhấn mạnh.

Chung cư Nguyễn Siêu nghiêng gấp 6 lần thông báo


Chung cư Nguyễn Siêu nghiêng gấp 6 lần so với thông tin Công ty Hòa Bình đưa ra. Ảnh: Phan Công
Kết quả kiểm định độ nghiêng chung cư Nguyễn Siêu lệch hơn gấp 6 lần thông tin đơn vị thi công cao ốc SaiGon Residences, Công ty Hòa Bình đưa ra.

Thông tin về độ nghiêng quá chênh lệch!

 Theo tài liệu VietNamNet thu thập được, độ nghiêng, lún của chung cư Nguyễn Siêu sau sự cố do ảnh hưởng bởi việc xây dựng cao ốc Saigon Residences, trên thực tế chênh 6 lần so với thông tin mà Công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (viết tắt: Công ty Hòa Bình) Cung cấp cho báo chí hôm 1/11.

Trước đó, vào sáng ngày 1/11, Công ty Hòa Bình tổ chức họp báo, nhằm “cung cấp thông tin chính thống đến các cơ quan truyền thông, để báo chí đưa đến bạn đọc những thông tin chính xác”, như tinh thần của ông Lê Viết Hải, Giám đốc Công ty Hòa Bình phát biểu đầu cuộc họp.

Tại buổi họp báo này, ông Hải cung cấp cho phóng viên các báo, đài biết: Sau khi xảy ra sự cố, công ty của ông đã đo đạc và xác định mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đến chung cư Nguyễn Siêu, do sự cố sụt, lún gây ra.

Theo đó, tại nền căn hộ phía giáp công trình cao ốc Saigon Residences, bị nghiêng 18mm; Độ nghiêng đo được tại căn nhà trên cùng chung cư, cùng phía giáp công trình cao ốc, được xác định nghiêng hơn 32mm so với mặt bằng.

Trong khi đó, số liệu đo đạc, kiểm định được một công ty kiểm định có uy tín tại TP. HCM thực hiện và thông báo cùng vào ngày 1/11 chênh lệch hơn gấp 6 lần con số trên.

Cụ thể, độ nghiêng lệch tổng thể của chung cư tại trục 7 (giáp hẻm, phía trái của chung cư Nguyễn Siêu) Là 160mm. Độ nghiêng lệch tổng thể của chung cư tại trục 1 (giáp với công trình cao ốc Saigon Residences) Là 120mm.

Độ võng nghiêng sàn từ trục 1 đến trục 7 đo được từ 152mm đến 160mm tùy theo từng sàn. Độ nghiêng này có phát triển so với kết quả kiểm định vào ngày 3/8 (trong lần bị tạm đình chỉ thi công kéo dài từ tháng 6/2007 đến tháng 10/2007).

 Nứt tường từ dưới lên trên

 Theo kết quả kiểm định, sau sự cố nghiêng, lún vào ngày 31/10, chung cư Nguyễn Siêu xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới trên tường, đặc biệt tại khu vực trục 1 - 3/A (tức dãy căn hộ phía gần công trình cao ốc Saigon Residences) Và kéo từ tầng trệt đến lầu 5 của chung cư.

Qua kết quả giám định, công ty giám định đã yêu cầu tiếp tục theo dõi hiện tượng hỏng, quan trắc lún toàn bộ công trình chung cư và khu vực lân cận; Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công cao ốc Saigon Residences rà soát và xem xét lại thiết kế, biện pháp, trình tự thi công, để đảm bảo an toàn cho chính công trình đang thi công cũng như nhà dân và cơ quan lân cận công trình.

Ngoài ra, công ty giám định còn yêu cầu di dời người và tài sản ở chung cư sau khi đơn vị thi công hoàn tất toàn bộ các giải pháp giằng, chống cho chung cư, đặc biệt ở khu vực trục 1 - 3/A - D (từ căn hộ 5C - 5E). Tuy nhiên, đến nay, công việc giằng, chống vẫn chưa hoàn tất.

Đến chiều ngày 6/11, nhiều hộ dân ở các tầng lầu của chung cư vẫn chưa thể vào nhà và di chuyển vật dụng, tài sản khác ra khỏi căn hộ của mình. Nhiều hộ dân hiện vẫn phải ở nhờ nhà người quen hoặc thuê khách sạn ở tạm, chứ không đến chung cư 212 Nguyễn Trãi, vì cho rằng điều kiện sinh hoạt ở chung cư này thấp, không đáp ứng nhu cầu của họ. Hiện công tác điều tra sự cố chiều 31/10 và gia cố chung cư Nguyễn Siêu vẫn đang được tiến hành.

 Phan Công

Ngày 23,24/11/2007, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trực tiếp kiểm tra hiện trường sự cố đập Cửa Đạt Thanh Hóa. Cùng tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ NN &PTNT Diệp Kỉnh Tần, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Trần Chủng, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa.. .

Sau khi nghe Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan báo cáo nguyên nhân vỡ đập cùng các biện pháp khắc phục, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân chỉ đạo:

 Phải xem xét thật kỹ rút kinh nghiệm về lý thuyết và kỹ thuật trong việc thiết kế thi công đập đá đổ bê tông bản mặt (chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm). Đặc biệt việc cho nước tràn qua mặt đập chưa có tiền lệ. Yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ thêm kết quả thí nghiệm trên mô hình thủy lực, kết quả thẩm tra kỹ thuật của Công ty Tư vấn Hồng Hà. Chuyên gia Hội đồng nghiệm thu, Cục giám định cần xem xét làm rõ thêm về cơ chế và diễn biến của sự cố.

 Về công tác chống lũ năm 2008, Bộ trưởng lưu ý: Khối lượng thi công công trình là hết sức căng thẳng. Phải tính toán kỹ lưu lượng xả, tính đến khả năng có cản. Quan tâm đặc biệt đến đập đá chính. Đảm bảo không cho dòng thấm qua đập đá đổ. Phải tính đến bê tông bản mặt, cao độ.. . Biện pháp không cho dòng thấm qua là biện pháp nào?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét