Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh gây nên hiện tượng
tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước
ta từ nhiều năm qua. Để giải quyết bệnh đốm trắng cho tôm, mới đây, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Khoa học Tự
nhiên,ĐHQGHN, đã chế tạo thành công chế phẩm Probiotic đề phòng virut gây bệnh đốm
trắng ở tôm.
Việt nam có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống nam, có hàng nghìn
hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một lợi thế lớn cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Thực tế thì ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam,
tuy nhiên, để phát triển bền vững cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học với những đề tài mang tính ứng dụng cao.
Chưa kiểm soát tốt dịch bệnh là một hạn chế lớn của ngành thủy
sản Việt nam hiện nay. Có thời điểm, ngành thủy sản điêu đứng trước những dịch bệnh
xảy ra trên tôm, cá vì bị nhiễm nấm, virut do thời tiết nóng, độ ẩm cao.
Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính
gây nên bệnh đốm trắng trên tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này người nuôi
cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan. Theo các
nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng
trên tôm do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh
và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi,
khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô
nhiễm, gây stress cho tôm; Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài
vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi
gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát
gây ra dịch bệnh cho tôm.
Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh gây nên hiện tượng
tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước
ta từ nhiều năm qua.
Riêng năm 2014, theo số liệu của Cục thú y, Bộ nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, bệnh đốm trắng đã xảy ra tại 250 xã, 68 huyện thuộc 22 tỉnh,
thành phố trong cả nước, trải dọc theo chiều dài đất nước từ Quảng ninh đến Cà mau.
So với năm trước, tuy số các địa phương để xảy ra bệnh đốm trắng giảm nhưng diện
tích nuôi tôm bị bệnh lại tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 22.600 ha, chiếm 3,33% tổng
diện tích nuôi tôm của cả nước - trong đó có hơn 13.300 ha nuôi thâm canh và bán
thâm canh, cùng với hơn 9.200 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Qua theo dõi, nhận thấy bệnh đốm trắng xảy ra trong năm qua ở
cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110
ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng
60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng. Giải PháP hữu hiệu để giải quyết bài
toán bệnh bệnh đốm trắng cho tôm, mới đây, các nhà khoa học thuộc trường đh
Khoa học tự nhiên, đhQghn, đã chế tạo thành công chế phẩm Probiotic
đề phòng virut gây bệnh đốm trắng ở tôm. Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic
dạng bào tử Bacillus tái tổ hợp để phòng chống virus gây bệnh đốm trắng ở tôm, mã
số KC04.09/11-15, PgS. TS Phan tuấn nghĩa và các cộng sự trường đại học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sản xuất thành công dưới
dạng vaccine và thử nghiệm ở quy mô pilot chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis
biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (tôm sú và tôm thẻ chân
trắng).
Cụ thể là đã sản xuất được ở quy mô pilot 20 kg nồng độ lớn hơn
hoặc tương đương 5x109/g probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28
dạng CotB-VP28 và 10 kg chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu
hiện VP28 có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch và bảo vệ 70% tôm
không bị nhiễm bệnh đốm trắng… “Phòng trừ
bệnh cho tôm bằng phương pháp sử dụng công nghệ gen nhằm tạo ra vắc xin thế hệ mới
mang kháng nguyên của tác nhân gây bệnh rồi sau đó đưa vào tôm. Điều này cho phép
kích thích hệ thống miễn dịch của tôm, nhờ vậy tôm sẽ có khả năng chống lại các
tác nhân gây bệnh”, PgS. TS Phan tuấn nghĩa cho biết. Nghiên cứu của các nhà
khoa học đã thu được kết quả ban đầu
khá tốt. Khi có nguy cơ lây nhiễm virut đốm trắng ở trong đầm nuôi thì tôm có khả
năng phòng bệnh cao. Kết quả thu được đối với tôm thẻ chân trắng đạt trên 75%, còn
tôm sú là trên 70%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phối hợp với viện
nuôi trồng thủy sản 1 và 2 thuộc trường đh Cần thơ để thử nghiệm cho thấy kết quả
đạt được trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng rất khả quan.
Quy trình nuôi này cũng có tác dụng ban đầu trên thực tế. Việc
sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa khả năng sử dụng kháng sinh trong
việc phòng và trị bệnh thủy sản là khuynh hướng đúng nhằm tránh khả năng tạo ra
các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người.